Cây diêm cuối cùng khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc chiến đấu ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, câu chuyện cảm động cây diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ thù sau đó và những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống |
Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cách kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bài tản văn.
Đọc kỹ bài thơ để trả lời.
Cách kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong bài tản văn độc đáo ở chỗ bên cạnh những chi tiết miêu tả sự việc diễn ra của nhân vật, tác giả luôn đan xen những lời nói độc thoại, những câu văn diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật trong truyện. Bởi nhân vật đó không phải một người vô cảm, anh sợ sệt nhưng dũng cảm và cũng vị tha. Yếu tố trữ tình đã tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm bằng những lời độc thoại, tâm tư của nhân vật.
Tản văn tự sự vẫn lấy sự kiện, nhân vật, cảnh vật làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt chủ yếu. Nó chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng cũng không giống như kể việc ghi người tả cảnh trong tiểu thuyết. Kể chuyện trong tản văn chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện; ghi người chỉ là ghi một số mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh chỉ là tả một số phương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người, cảnh vật này đại đa số chỉ là những sự việc, con người, cảnh vật mà tác giả đã tiếp xúc qua, tác giả thường lấy nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” làm sợi dây liên kết những phiến đoạn của sự kiện, những mặt nào đó của nhân vật, phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp miêu tả thường là vận dụng lược thuật và phác họa, ngôn ngữ ít ỏi cốt chỉ vẽ ra tình trạng của sự kiện, thần thái của nhân vật, đặc sắc của cảnh vật. Tản văn tự sự chia thành: tản văn kí sự, tản văn ghi người, tản văn tả cảnh.
Tản văn trữ tình là tản văn lấy sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả làm chủ đạo, điều căn bản của nó là bộc lộ tình cảm. Trữ tình ở đây đã chỉ ra nội dung chủ yếu của nó là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra thủ pháp biểu hiện chủ yếu của nó là trữ tình. “Tình” trong tản văn trữ tình chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tản văn trữ tình ưu tú phải lấy “tình” làm sợi dây sắp đặt kết cấu, tính chủ quan của nó đặc biệt mãnh liệt. Ở phương diện này, tản văn trữ tình và thơ trữ tình có điểm giống nhau, nhưng tản văn trữ tình khác với thơ trữ tình ở chỗ không trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mà phần nhiều là sự việc sinh tình cảm, mượn cảnh nói tình, lấy vật để nói chí, “tình” của nó phải có cái dựa vào, tình thấm vào trong cảnh và vật rồi bộc lộ ra, tình cảm chủ quan và cảnh vật khách quan nhập vào làm một. Ngoài ra tình cảm trong tản văn trữ tình không tập trung như thơ trữ tình, nó thường là sự trải rộng của tư tưởng tình cảm trong một tổ chức, sắp xếp hết sức công phu của tài liệu. Ngôn ngữ tản văn khác ngôn ngữ thơ trữ tình là điều đã quá rõ ràng.
Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tính chất lạ lùng có màu sắc hư cấu của câu chuyện và cách thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả.
Đọc kỹ câu chuyện để trả lời câu hỏi này.
Câu chuyện có rất nhiều điểm hư cấu nhưng cái mà người đọc chú ý ở đó lại là tình cảm của nhân vật trong truyện. Trong bão tuyết dữ dội, bão bùng của thiên nhiên, con người có thể vượt qua nó và sống sót. Hay việc gặp kẻ thù trong hoàn cảnh éo le ấy mà không bị giết cũng là một sự hư cấu bởi trong hoàn cảnh đó, người kia có thể hoàn toàn giết nhân vật tôi bởi anh chưa xác định được thù hay bạn.
Nhưng đó chỉ là một yếu tố góp phần làm nên thành công của câu chuyện, thành công lớn nhất của nó phải kể đến là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc quá đỗi chân thật của tác giả. Mọi sự việc diễn ra quá nhanh nhưng nó đều được tái hiện lại trong suy nghĩ chậm của tác giả khiến anh cảm thấy bản thân mình chưa kịp phản ứng lại với tình huống của hiện tại bởi vậy sau mỗi hành động nhân vật tôi sẽ ngẫm nghĩ về hành động đã xảy ra. Đây có lẽ là một sự đặc sắc của câu chuyện này.
Nội dung chính của văn bản là: Các tư thế của những người đọc sách.
Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ như:
- Điệp từ (đọc, người đọc)
- Liệt kê
+ Một là người đọc…
+ Hai là, người đọc…
+ Ba là, người đọc…
→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào các tư thế đọc văn và qua đó, làm cho đoạn văn trở nên logic và chặt chẽ, sinh động hơn.
>> Xem chi tiết: Văn bản Cây diêm cuối cùng
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK