Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

Đọc kỹ 3 tác phẩm truyện. Soạn văn Câu 1 trang 59 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 1 - trang 59 Củng cố - mở rộng trang 59, Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, "Và tôi vẫn muốn mẹ.”, “Cà Mau quê xứ”.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ 3 tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết :

Những dấu hiệu để nhận biết yếu tố trữ tình trong ba văn bản trên là:

- Yếu tố tự sự, miêu tả cảnh vật và sự việc. Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đó là hình ảnh sông Hương hiện lên với vẻ đẹp khi thì dữ dội, man dại, khi lại uyển chuyển, nhịp nhàng như thiếu nữ, nhưng cũng có lúc lại yên ắng, bình yên đến lạ thường. Hay trong bài Cà Mau quê xứ, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng và con người trên mảnh Đất Mũi hiện lên qua sinh hoạt hàng ngày…

- Yếu tố tình cảm tác giả gửi gắm trong truyện. Đối với Ai đã đặt tên cho dòng sông? thì đó là sự quý trọng, niềm yêu mến và ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương, về những đóng góp, cống hiến của nó cho thành phố tươi đẹp. Hay trong tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…”, đó là tình cảm của một người con chịu nhiều khổ cực, bất hạnh từ một tuổi thơ chiến tranh, phải rời xa cha mẹ, những người thân yêu dấu, để rồi khi đã lớn lên, có được hạnh phúc cho riêng mình rồi vẫn không ngừng nhớ mong được gặp mẹ của mình.

- Yếu tố nghệ thuật được các tác giả sử dụng. Đó là nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn dụ đại tài của Hoàng Phủ Ngọc Tường dùng để miêu tả dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Là những câu văn giản dị, gần gũi của Trần Tuấn khi viết về thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi Đất Mũi giản dị, thân thương…

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK