Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Ngôn ngữ và thể thơ lục bát. Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều...

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát. Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều...

Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều. Soạn văn Câu 11 trang 13 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Trong khi đọc 11 - Tác gia Nguyễn Du, Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 11 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Ngôn ngữ được sử dụng trong Truyện Kiều hết sức độc đáo với kho báu từ vừng dồi dào, phong phú, đa dạng: nhà thơ đã phản ánh một cách chân thực, dễ hiểu các yếu tố thuộc về nội tâm của từng nhân vật nhưng vẫn thể hiện được sự tài hoa, khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ của mình.

Thể thơ của dân tộc – thể thơ lục bát được tác giả sử dụng hết sức tài tình. Thơ lục bát trong Truyện Kiều có thể nói nó ở một tầm cao khác, mang theo đầy đủ tính nghệ thuật, giản dị mà sâu sắc của nó. Đây chính là một hướng đi riêng thể hiện Truyện Kiều là một tác phẩm mang đậm tính dân tộc Việt Nam.

Cách 2:

Ngôn ngữ được sử dụng trong Truyện Kiều hết sức độc đáo với kho báu từ vừng dồi dào, phong phú, đa dạng

Thể thơ của dân tộc – thể thơ lục bát được tác giả sử dụng hết sức tài tình. Thơ lục bát trong Truyện Kiều có thể nói nó ở một tầm cao khác, mang theo đầy đủ tính nghệ thuật, giản dị mà sâu sắc của nó.

Cách 3:

Khẳng định vị trí vững chắc và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiếng Việt trong lịch sử văn học dân tộc, hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

Cách 4:

Thể thơ lục bát có từ ca dao, tức là xuất hiện từ rất lâu trước đó, song lại chỉ trở thành hoàn mỹ khi có truyện Kiều. Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát lên một tầm cao mới, với đầy đủ tính nghệ thuật, cái đẹp thiên cổ nhưng vẫn giữ được nét giản gị của nó. Sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác tác phẩm, Nguyễn Du đã góp phần phát triển tiếng Việt, ở thời kì này là chữ Nôm, không phụ thuộc vào dòng chữ hán của Trung Quốc, tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng đậm tính dân tộc.

Tiếng Việt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tạo nên một thế giới “chữ nghĩa”, “thế giới nghệ thuật” độc đáo. Nhà văn có một “kho báu” từ vựng dồi dào, phong phú, đa dạng, xứng đáng là những khối cẩm thạch xây nên tòa lâu đài chữ nghĩa Truyện Kiều. Điều đó đã khẳng định nghệ thuật ngôn từ của truyện Kiều. Trước hết, Nguyễn Du tôn vinh cái giản dị nhưng chân thành của tiếng Việt. Nhà thơ sử dụng những từ ngữ dễ hiểu nhất, gần gũi với đời sống nhân dân nhất để viết nên những trang thơ của mình. Ông đề cao ngôn từ của người dân lao động, mà vẫn tô điểm cho nó những nét nghệ thuật đặc sắc. Với Truyện Kiều, thế giới biết hơn về một nước Việt nhân văn, biết hơn về một tiếng Việt lung linh, giàu sắc điệu, có thể diễn tả hết mọi cung bậc tình người và khả năng thu nhận, thuần hóa các thứ tiếng khác để tự làm giàu cho mình. Nguyễn Du là người mạnh bạo và thành công nhất trong việc mở cửa cho ngôn ngữ bình dân bước vào, không chỉ bước vào mà còn làm chủ lâu đài văn học trước đây vốn chỉ có ngôn ngữ kinh sách, đầy tính tượng trưng, ước lệ. guyễn Du sử dụng tiếng Việt rất sáng tạo, Nguyễn Du là một nhà “thuần hóa” điển cố, thuần hóa chữ Hán một cách thiên tài. Ông đã làm cho tiếng Việt có khả năng không chỉ đạt độ hàm súc ngang với chữ Hán mà còn có sự biểu cảm cao hơn, ít nhất trong cảm thụ của người Việt. Nguyễn Du lựa chọn những từ đã được Việt hóa và tiếp tục sáng tạo nên ngôn ngữ bình dân gần lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, những từ: Hoa, Xuân, lan, Thu, cúc, tâm, tài, mệnh, đàn bà... đã đi vào đời sống tự nhiên nên dễ được tiếp nhận. Nhà thơ vẫn giữ những điển tích, điển cố trong tác phẩm, song không gây khó hiểu cho người đọc. Ngôn từ bình dân chính là nét đẹp nhất trong truyện Kiều.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK