Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều).Bóng hồng nhác thấy nẻo xa...

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều).Bóng hồng nhác thấy nẻo xa...

Đọc kỹ phần lý thuyết về biện pháp tu từ đối để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 2 - trang 20 Thực hành tiếng Việt trang 20, Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài :

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều).

a.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới dòng nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.

b.

Một mình nương ngọn đèn khuya,

Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu:

“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.

c.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Hướng dẫn giải :

Đọc kỹ phần lý thuyết về biện pháp tu từ đối để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết :

a. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”, “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”.

→ Việc sử dụng các cặp đối trong cùng một câu như vậy giúp tác giả dễ dàng tái hiện được cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Kim Kiều trong Truyện Kiều. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật tình cảm của hai người dành cho nhau, dù cả hai đều mến mộ nhau nhưng đều tỏ ra e ngại, thẹn thùng.

b. Biện pháp tu từ: đối vế câu “Một mình nương ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu”, “Phận dầu dầu vậy cũng dầu/ Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”…

→ Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong đêm. Dường như nàng đang bầu bạn với ngọn đèn khuya, cô đơn, buồn bã, mong chờ vào một điều gì đó, rồi lại thấy thương cho chính bản thân mình.

c. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm đường”

→ Việc sử dụng biện pháp tu từ đối nhằm nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình chỉ có trăng làm bạn, làm tri kỷ. Đồng thời, biện pháp đối như vậy giúp lời thơ trở nên cân xứng, câu văn thêm hài hòa và thu hút người đọc hơn.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK