Câu 7 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn có nhận xét về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu cấu tứ này mà bạn biết.
Dựa vào bài thơ và những hiểu biết của bản thân.
- Cấu tứ của bài thơ rất độc đáo. Chủ đề chính của bài thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông lạnh lẽo. Cùng với đó là cách sắp xếp ý, chọn lọc ý hết sức tài tình của tác giả. Tâm trạng của nhân vật trữ tình đi từ buồn chán, tẻ nhạt rồi đến cuối bài thơ, vẫn là những sự vật ấy nhưng trạng thái đã khác, càng buồn hơn nhưng trong đó vẫn ẩn chứa một niềm hy vọng mong manh về một ngày sẽ trở về.
- Bài thơ khác cùng kiểu cấu tứ với bài “Con đường mùa đông” là bài thơ “Tuyết nhấp nhô như sóng” của Puskin:
Tuyết nhấp nhô như sóng
Tuyết nhấp nhô như sóng
Ngời sáng trên đồng quang
Trăng lưỡi liềm lai láng
Tam mã phóng trên đường
Hát nghe những khúc hát
Giải nỗi buồn trong đêm
Ôi, xiết bao thân thiết
Những lời ca ngang tàng!
Hát đi, bác xà ích!
Ta sẽ chăm chú nghe
Trăng liềm soi tịch mịch
Buồn tênh gió thoang xa
Hát đi: "Trăng, trăng đẹp
Sao trăng lại cứ nhoà?”
(Bản dịch của Thúy Toàn)
Cách 2:
- Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông và những hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” đều lặp đi lặp lại, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cấu tứ trong bài thơ thể hiện qua hình ảnh con đường mùa đông cô đơn, lạnh lẽo, từ “buồn” xuất hiện với tần số rất cao. Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường ly biệt.
- Một số bài thơ khác có cấu tứ như trên: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Màu tím hoa sim – Hữu Loan.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK