1.1 Trong các vai trò dưới đây của ngành lâm nghiệp, vai trò nào có ý nghĩa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Chống xói mòn đất.
B. Điều tiết lượng nước trong đất.
C. Giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành lâm nghiệp, xác định vai trò nào ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc ứng phó với biến đổi khí hậu
Lời giải chi tiết:
Khí nhà kính là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu -> vai trò có ý nghĩa nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu
=> Chọn đáp án C
1.2 Đặc điểm mang tính chất đặc thù của ngành lâm nghiệp là
A. chu kì sinh trưởng dài, phát triển chậm
B. sinh trưởng trong không gian rộng.
C. sinh trưởng trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên phức tạp.
D. chỉ sinh trưởng ở một số tháng trong năm.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành lâm nghiệp
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
=> Chọn đáp án A
1.3 Các quốc gia có sản lượng gỗ tròn khai thác trên 200 triệu m3 (năm 2019) là
A. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Bra-xin, Liên Bang Nga
B. Trung Quốc, Ca-na-đa, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Phần Lan.
C. Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ê-ti-ô-pi-a, Liên Bang Nga.
D. Liên Bang Nga, Bra-xin, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Phần Lan.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 25.1, đọc chú thích để xác định các quốc gia có sản lượng gỗ tròn khai thác trên 200 triệu m3 (biểu đồ cột đơn)
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia có sản lượng khai thác gỗ lớn như Hoa Kì (459,1 triệu m3), Ấn Độ (351,8 triệu m3), Trung Quốc (341,7 triệu m3), Bra-xin (266,3 triệu m3), Liên bang Nga (218,4 triệu m3),…
=> Chọn đáp án A
1.4. Các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Liên Bang Nga, Phần Lan, Bra-xin, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a
B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin.
C. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ô-xtray-li-a, Bra-xin, Trung Quốc.
D. Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ấn Độ, Ô-xtray-li-a.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin mục 1c (hoạt động trồng rừng và khai thác rừng) trang 73 SGK và biểu đồ hình 25.1 (màu nền)
Lời giải chi tiết:
+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn đồng thời có sản lượng khai thác rừng lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,..
=> Chọn đáp án B
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Đọc lại kiến thức về vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp
1 – a,c,e; 2 – b,d,g
Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu. Nhận xét.
- Vẽ biểu đồ cột đơn (mỗi năm tương ứng một cột), chú ý khoảng cách năm.
- Nhân xét theo diễn biến số liệu, sản lượng tăng hay giảm qua các năm
- Nhận xét: Giai đoạn 1980 - 2019, sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có sự biến động: xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 - 1990 (tăng 413 triệu m3), xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 (giảm 58 triệu m3), sau năm 2000 có xu hướng tăng trở lại.
1.1 Loại thủy sản chiếm tới 85 – 90% sản lượng thủy sản khai thác của thế giới là
A. cá.
B. tôm.
C. cua.
D. mực.
Phương pháp giải:
Dựa vào mục 2c trang 75 SGK (chú ý tình hình khai thác thủy sản)
Lời giải chi tiết:
- Khai thác thủy sản:
+ Là các hoạt động đánh bắt các loại thủy sản, trong đó phần lớn là cá 85 – 90% sản lượng.
+ Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở trên biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.
+ Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và cải tiến công nghệ đánh bắt.
+ Một số quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pê-ru,..
=> Chọn đáp án A
1.2 Sản lượng thủy sản khai thác của thế giới ngày càng tăng nhờ
A. lượng thủy sản trong các biển và đại dương thế giới ngày càng dồi dào.
B. nhu cầu tiêu thụ lớn trong khi sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm sút.
C. nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, công nghệ đánh bắt ngày càng tiến bộ.
D. Số lượng tàu đánh bắt và nhân công ngày càng đông đảo
Phương pháp giải:
Dựa vào mục 2c trang 75 SGK (chú ý tình hình khai thác thủy sản)
Lời giải chi tiết:
- Khai thác thủy sản:
+ Là các hoạt động đánh bắt các loại thủy sản, trong đó phần lớn là cá 85 – 90% sản lượng.
+ Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở trên biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.
+ Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và cải tiến công nghệ đánh bắt.
+ Một số quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pê-ru,..
=> Chọn đáp án C
1.3 Bốn quốc gia có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Trung Quốc, In – đô – nê – xi -a, Ấn Độ, Liên Bang Nga.
B. Hoa Kỳ, Chi – lê, Liên Bang Nga, Ca – na - đa.
C. Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Anh.
D. Pê – ru, Nhật Bản, Băng – la – đét, Phi – lip - pin.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tình hình khai thác thủy sản thế giới và quan sát biểu đồ hình 25.2 (biểu đồ cột xanh)
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga
=> Chọn đáp án A
1.4 Bốn quốc gia có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ác – hen – ti – na, Ấn Độ.
B. Trung Quốc, Na Uy, Băng – la – đét, Liên Bang Nga.
C. Ca – na – đa, Ai Cập, Na Uy, Phi – líp - pin.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, In – đô – nê – xi – a, Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới và quan sát biểu đồ hình 25.2 (biểu đồ cột cam)
Lời giải chi tiết:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, trong có các quốc gia có sản lượng lớn năm 2019: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
=> Chọn đáp án D
Các nhận định sau đây đúng hay sai?
- Đọc các câu a,b,c,d,e,g
- Dựa vào kiến thức đã học để xác định câu đúng và sai.
Đúng: a,d,e; Sai: b,c,g
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK