Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?
Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực bảng 20.1 SGK trang 62
Ảnh hưởng của đô thị hóa:
Đối với kinh tế:
- Tích cực:
+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
+ Tăng năng suất lao động.
- Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao.
=> Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.
Đối với xã hội:
- Tích cực:
+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.
=> Đô thị hóa với số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng => xuất hiện các nhu cầu mới của con người => tạo việc làm mới.
+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.
+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.
=> Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa => đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kỹ thuật => người lao động muốn có việc làm cần nâng cao trình độ của bản thân.
- Tiêu cực:
+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.
=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.
+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.
Đối với môi trường:
- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK