Đặt tính rồi tính.
4 618 x 2 1 702 x 5
4 970 : 7 8 192 : 8
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.
Trâu rừng cân nặng 909 kg. Voi cân nặng gấp 5 lần trâu rừng, voi cân nặng gấp 9 lần gấu trắng. Hỏi gấu trắng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bước 1: Tính cân nặng của voi = cân nặng của trâu rừng x 5.
Bước 2: Tính cân nặng của gấu trắng = cân nặng của voi : 9.
Cân nặng của voi là:
909 x 5 = 4 545 (kg)
Cân nặng của gấu trắng là:
4 545 : 9 = 505 (kg)
Đáp số: 505 kg.
Số?
a) Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
b) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
a) ……. x 3 = 3 156
3 156 : 3 = 1 052
Vậy số cần điền vào ô trống là 1 052.
b) …….. : 6 = 704
704 x 6 = 4 224
Vậy số cần điền vào ô trống là 4 224.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong (như hình vẽ). Cà cuống A bơi theo đường gấp khúc gồm 2 đoạn bằng nhau, cà cuống B bơi theo đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau.
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống ........
b) Quãng đường bơi của tôm là đường gấp khúc gồm 7 đoạn dài bằng nhau. Biết quãng đường tôm bơi dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A. Mỗi đoạn của đường gấp khúc đó dài ............. cm.
a) Quãng đường của mỗi con cà cuống = Độ dài của mỗi đoạn đường gấp khúc x số đoạn của mỗi đường.
b) Độ dài mỗi đoạn = Quãng đường tôm bơi : 7.
a) Quãng đường bơi của cà cuống A dài số cm là:
1 246 x 2 = 2 492 (cm)
Quãng đường bơi của cà cuống B dài số cm là:
728 x 3 = 2 184 (cm)
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống B.
b) Quãng đường bơi của tôm dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A và bằng 2 492 (cm)
Mỗi đoạn của đường gấp khúc tôm bơi dài 356 cm (Vì 2 492 cm : 7 = 356 cm)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết 7 cục pin như nhau nặng 2 135 g. Rô-bốt A nặng 2 000 g. Rô-bốt B nặng 1 500 g.
a) Mỗi cục pin cân nặng ........ g.
b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:
• Rô-bốt A cân nặng .... g.
• Rô-bốt B cân nặng .... g.
a) Cân nặng của mỗi cục pin nặng = Cân nặng của 7 cục pin : 7
b) Bước 1: Đếm số cục pin ở mỗi hình và tính cân nặng của số pin lắp vào mỗi rô-bốt.
Bước 2: Cân nặng của mỗi con rô-bốt = Cân nặng của rô-bốt chưa lắp pin + cân nặng số pin được lắp vào.
a) Cân nặng mỗi cục pin là: 2 135 : 7 = 305 (g)
b) Rô bốt A được lắp 5 cục pin.
Sau khi lắp pin, Rô-bốt A nặng số g là: 2 000 + 305 x 5 = 3 525 (g)
Rô bốt B được lắp 6 cục pin.
Sau khi lắp pin, Rô-bốt B nặng số g là: 1 500 + 305 x 6 = 3 330 (g)
Ta điền như sau:
a) Mỗi cục pin cân nặng 305 g.
b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:
• Rô-bốt A cân nặng 3 525 g.
• Rô-bốt B cân nặng 3 330 g.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK