Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858) Câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10: Lựa chọn các Bảo vật quốc gia trên đây liên quan đến ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)...

Câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10: Lựa chọn các Bảo vật quốc gia trên đây liên quan đến ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)...

Hs dựa trên kiến thức đã được học. Phân tích, đưa ra lời giải Bài tập 4 - BÀI 12. Văn minh Đại Việt - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Đến tháng 12 - 2021 đã có 10 đợt công nhận Bảo vật quốc gia. Trong đợt 1 (10 - 2012), Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định công nhận 30 hiện vật sau đây là Bảo vật quốc gia: Trống đồng Ngọc Lũ; Trống đồng Hoàng Hạ; Thạp đồng Đào Thịnh; Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn; Cây đèn đồng hình người quỳ; Trống đồng Cảnh Thịnh; Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh Ấn”; Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga; cuốn Đường Kách mệnh; Tác phẩm Ngục trung nhật kí, Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản thảo Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tượng Phật Đồng Dương; Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế); Tượng thần Vi-snu; Tượng Phật Lợi Mỹ; Tượng thần Su-ri-a; Tượng Bồ tát Ta-ra; Đài thờ Mỹ Sơn E1; Đài thờ Trà Kiệu; Tượng Phật A Di Đà; Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay; Bộ Cửu vị thần công; Bộ Cửu đỉnh; Pháo cao xạ 37 mm; Máy bay Mic 21 F96, số hiệu 5121; Sổ trực ban chiến dịch Hồ Chí Minh; Xe tăng T59, số hiệu 843; Xe tăng T59, số hiệu 390.

(Nguồn: Cục Di sản văn hoá)

Dựa vào các kiến thức đã học trong Chủ đề 6 và các tư liệu khác, em hãy:

4.1. Lựa chọn các Bảo vật quốc gia trên đây liên quan đến ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858).

Phương pháp giải :

Hs dựa trên kiến thức đã được học, kết hợp tìm hiểu thông tin để xác định

Lời giải chi tiết:

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc: Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Hoàng Hạ, Thạp đồng Đào Thịnh, Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, Cây đèn đồng hình người quỳ

Văn minh Đại Việt: Trống đồng Cảnh Thịnh, Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”, Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, Tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, Bộ Cửu vị thần công, Bộ Cửu đỉnh

Văn minh Chăn-pa: Tượng Phật Đồng Dương, Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế), Đài thờ Mỹ Sơn E1, Tượng Bồ tát Ta-ra, Đài thờ Trà Kiệu

Văn minh Phù Nam: Tượng thần Vi-snu, Tượng Phật Lợi Mỹ, Tượng thần Su-ri-a

4.2. Lập bảng thông tin về các Bảo vật quốc gia ở mục 4.1 theo gợi ý dưới đây.

image

Phương pháp giải :

Hs dựa trên kiến thức đã được học, kết quả ở phần 4.1 và kết hợp tìm hiểu thông tin để xác định

Lời giải chi tiết:

STT

Tên bảo vật

Hình ảnh

Nơi lưu giữ

Niên đại

(thuộc nền văn minh)

1

Trống đồng Ngọc Lũ

Hs tham khảo phần hình ảnh trên internet

Bảo tàng lịch sử quốc gia

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

2

Trống đồng Hoàng Hạ

3

Thạp đồng Đào Thịnh

4

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn

5

Cây đèn đồng hình người quỳ

6

Trống đồng Cảnh Thịnh

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Văn minh Đại Việt

7

Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn”

8

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga

9

Tượng Phật A Di Đà

Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

10

Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay

Chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

11

Bộ Cửu vị thần công

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

12

Bộ Cửu đỉnh

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

13

Tượng Phật Đồng Dương

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Văn minh Chăm-pa

14

Tượng Nữ thần De-vi (Hương Quế)

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

15

Đài thờ Mỹ Sơn E1

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

16

Tượng Bồ tát Ta-ra

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

17

Đài thờ Trà Kiệu

Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng

18

Tượng thần Vi-snu,

Hs tham khảo phần hình ảnh trên internet

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Văn minh Phù Nam

19

Tượng Phật Lợi Mỹ

20

Tượng thần Su-ri-a

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK