Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
1. Khai thác lược đồ Hình 1 (Lịch sử 10, trang 77) cho thấy:
1.1. Vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Thuộc Thái Bình Dương.
B. Thuộc Ấn Độ Dương.
C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
D. Trải rộng ở Nam bán cầu.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
=> chọn C.
1.2. Địa hình Đông Nam Á bao gồm
A. các bán đảo.
B. các quần đảo.
C. cả phần lục địa và hải đảo.
D. nhiều đồng bằng rộng lớn.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Do đó địa hình Đông Nam Á bao gồm cả phần lục địa và hải đảo.
=> Chọn C.
2. Với vị trí địa lý đặc biệt, điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong tiến trình phát triển nền văn minh là gì?
A. Được coi như một “ngã tư đường”, cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.
B. Trở thành một trung tâm văn minh lớn trên thế giới.
C. Hình thành một trung tâm văn minh với những thành tựu đặc sắc.
D. Nền văn minh phát triển muộn do những chia cắt về điều kiện tự nhiên.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Với vị trí địa lý nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”.
=> Chọn A.
3. Tư liệu dưới đây giúp em biết điều gì về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Ảnh hưởng tích cực của gió mùa và khí hậu biến đổi với khu vực.
B. Đông Nam Á là khu vực giáp biển.
C. Đông Nam Á có khí hậu gió mùa.
D. Đông Nam Á có những đô thị đông đúc, trù phú.
Đọc mục 1-b SGK trang 78, kết hợp với đoạn tư liệu.
Đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển.
=> Chọn A.
4. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung tư liệu 3, 4 (Lịch sử 10, trang 81)?
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.
B. Khi người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, cư dân ở đây đã đạt đến trình độ phát triển nhất định.
C. Tổ chức xã hội cơ bản, tạo cơ sở nội tại hình thành nên các quốc gia cổ Đông Nam Á là các làng.
D. Giữa cư dân Đông Nam Á và cư dân Ấn Độ có những nét tương đồng.
Đọc tư liệu 3, 4 trang 80 SGK Lịch sử 10
- Ý B và D đúng vì được thể hiện rất rõ trong tư liệu 4.
- Ý C đúng, nội dung được thể hiện trong tư liệu 3.
=> Chọn A.
5. Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là
A. nền văn minh nông nghiệp.
B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
C. nền văn minh sông nước.
D. nền văn minh thương mại biển.
Đọc mục 1-b SGK trang 78.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa – văn minh nông nghiệp lúa nước.
=> Chọn B.
6. Vùng đất hình thành Vương quốc hàng hải Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII – XIII) ngày nay thuộc quốc gia nào?
A. Phi-líp-pin.
B. Bru-nây.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan.
Liên hệ kiến thức lớp 6 bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các Vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai được hình thành trên đảo Xu-ma-tra ở In-đô-nê-xi-a.
=> Chọn C
7. Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam cũng được coi là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là
A. Văn Lang – Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Chân Lạp.
Liên hệ kiến thức lớp 6 bài 11: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á
Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì. Ở Việt Nam có Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam
Trong đó Phù Nam là vương quốc hàng hải hùng mạnh ở Đông Nam Á.
=> Chọn C.
8. Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:
A. Nam Á, Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao.
B. Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Tạng – Miến.
C. Nam Á, Thái – Ka-đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng.
D. Mông – Dao, Hán – Tạng, Tày – Thái, Ka-đai.
Đọc mục 2-a và quan sát hình 6 trang 80 SGK Lịch sử 10.
Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm: Nam Á, Thái – Ka-đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng.
=> Chọn C.
9. Tổ chức xã hội cơ bản hình thành nên các nền văn minh ở Đông Nam Á là
A. Làng/bản,…
B. Đô thị cổ.
C. Lãnh địa.
D. Phường hội.
Đọc mục 2-b trang 81 SGK Lịch sử 10.
- Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên.
- Trong đó, làng xã là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á.
=> Chọn A.
10. Nền văn minh từ bên ngoài có ảnh hưởng sớm và sâu sắc tới khu vực Đông Nam Á là
A. văn minh Trung Hoa.
B. văn minh Ấn Độ.
C. văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
D. văn minh phương Tây.
Đọc mục 3 trang 81 SGK Lịch sử 10.
Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,…trong đó, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc.
=> Chọn C.
11. Khai thác Tư liệu 5 (Lịch sử 10, trang 82) và cho biết cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?
A. Trong quá trình giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.
C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.
D. Thông qua các yếu tố trung gian, chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.
Đọc tư liệu 5 trang 81 SGK Lịch sử 10.
cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua con đường giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
=> Chọn A.
12. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Mi-an-ma.
Đọc mục 3-b trang 82 SGK Lịch sử 10.
Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
=> Chọn A.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK