Giải câu hỏi Bài tập 1 trang 54 SBT Lịch sử 10
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
1. Khai thác lược đồ Hình 1 (Lịch sử 10, tr. 77) cho thấy:
1.1. Vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Thuộc Thái Bình Dương.
B. Thuộc Ấn Độ Dương.
C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
D. Trải rộng ở Nam bán cầu.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
=> chọn C.
1.2. Địa hình Đông Nam Á bao gồm
A. các bán đảo.
B. các quần đảo.
C. cả phần lục địa và hải đảo.
D. nhiều đồng bằng rộng lớn.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Do đó địa hình Đông Nam Á bao gồm cả phần lục địa và hải đảo.
=> Chọn C.
2. Với vị trí địa lý đặc biệt, điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong tiến trình phát triển nền văn minh là gì?
A. Được coi như một “ngã tư đường”, cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.
B. Trở thành một trung tâm văn minh lớn trên thế giới.
C. Hình thành một trung tâm văn minh với những thành tựu đặc sắc.
D. Nền văn minh phát triển muộn do những chia cắt về điều kiện tự nhiên.
Đọc mục 1-a SGK trang 76.
Với vị trí địa lý nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”.
=> Chọn A.
3. Tư liệu dưới đây giúp em biết điều gì về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Ảnh hưởng tích cực của gió mùa và khí hậu biến đổi với khu vực.
B. Đông Nam Á là khu vực giáp biển.
C. Đông Nam Á có khí hậu gió mùa.
D. Đông Nam Á có những đô thị đông đúc, trù phú.
Đọc mục 1-b SGK trang 78, kết hợp với đoạn tư liệu.
Đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển.
=> Chọn A.
4. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung tư liệu 3, 4 (Lịch sử 10, tr. 81)?
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.
B. Khi người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, cư dân ở đây đã đạt đến trình độ phát triển nhất định.
C. Tổ chức xã hội cơ bản, tạo cơ sở nội tại hình thành nên các quốc gia cổ Đông Nam Á là các làng.
D. Giữa cư dân Đông Nam Á và cư dân Ấn Độ có những nét tương đồng.
Đọc tư liệu 3, 4 trang 80 SGK Lịch sử 10
- Ý B và D đúng vì được thể hiện rất rõ trong tư liệu 4.
- Ý C đúng, nội dung được thể hiện trong tư liệu 3.
=> Chọn A.
5. Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là
A. nền văn minh nông nghiệp.
B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
C. nền văn minh sông nước.
D. nền văn minh thương mại biển.
Đọc mục 1-b SGK trang 78.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa – văn minh nông nghiệp lúa nước.
=> Chọn B.
6. Vùng đất hình thành Vương quốc hàng hải Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII – XIII) ngày nay thuộc quốc gia nào?
A. Phi-líp-pin.
B. Bru-nây.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan.
Liên hệ kiến thức lớp 6 bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các Vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai được hình thành trên đảo Xu-ma-tra ở In-đô-nê-xi-a.
=> Chọn C
7. Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam cũng được coi là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là
A. Văn Lang – Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Chân Lạp.
Liên hệ kiến thức lớp 6 bài 11: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á
Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì. Ở Việt Nam có Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam
Trong đó Phù Nam là vương quốc hàng hải hùng mạnh ở Đông Nam Á.
=> Chọn C.
8. Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:
A. Nam Á, Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao.
B. Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Tạng – Miến.
C. Nam Á, Thái – Ka-đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng.
D. Mông – Dao, Hán – Tạng, Tày – Thái, Ka-đai.
Đọc mục 2-a và quan sát hình 6 trang 80 SGK Lịch sử 10.
Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm: Nam Á, Thái – Ka-đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng.
=> Chọn C.
9. Tổ chức xã hội cơ bản hình thành nên các nền văn minh ở Đông Nam Á là
A. Làng/bản,…
B. Đô thị cổ.
C. Lãnh địa.
D. Phường hội.
Đọc mục 2-b trang 81 SGK Lịch sử 10.
- Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên.
- Trong đó, làng xã là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á.
=> Chọn A.
10. Nền văn minh từ bên ngoài có ảnh hưởng sớm và sâu sắc tới khu vực Đông Nam Á là
A. văn minh Trung Hoa.
B. văn minh Ấn Độ.
C. văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
D. văn minh phương Tây.
Đọc mục 3 trang 81 SGK Lịch sử 10.
Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,…trong đó, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc.
=> Chọn C.
11. Khai thác Tư liệu 5 (Lịch sử 10, tr. 82) và cho biết cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?
A. Trong quá trình giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.
C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.
D. Thông qua các yếu tố trung gian, chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.
Đọc tư liệu 5 trang 81 SGK Lịch sử 10.
cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua con đường giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
=> Chọn A.
12. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Mi-an-ma.
Đọc mục 3-b trang 82 SGK Lịch sử 10.
Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
=> Chọn A.
Gợi ý giải câu hỏi Bài tập 2 trang 57 SBT Lịch sử 10
Bài tập 2. Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử
Đọc mục 3 trang 81 SGK Lịch sử 10.
1. Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ: Hình 1, 3, 5
2. Ảnh hưởng văn minh Trung Hoa: Hình 2, 44
Gợi ý giải câu hỏi Bài tập 3 trang 57 SBT Lịch sử 10
Bài tập 3. Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây về những tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Đọc mục 1 trang 76 SGK Lịch sử 10.
Gợi ý giải:
Điều kiện tự nhiên nổi bật |
Suy luận về ảnh hưởng |
1. Nằm ở phía đông nam châu Á, trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương |
Trở thành “ngã tư đường”, là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới |
2. Có hệ thống sông ngòi dày đặc. |
Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất, tưới tiêu và đặc biệt là cho ngành nông nghiệp trồng lúa nước. Góp phần quan trọng trong việc định hình văn hóa bản địa Đông Nam Á |
3. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa |
Có hệ thống cây trồng phong phú đa dạng đặc biệt là các loại cây hương liệu. Đây là một trong những nguyên do để Đông Nam Á trở thành một trong những điểm đến của thương nhân các nước phương Tây mua hương liệu, sản vật,… |
4. Hầu hết các quốc gia đều giáp biển |
Thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển neo đậu tàu thuyền, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngoại thương đường biển của các quốc gia trong khu vực ở những thế kỉ sau. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nguy cơ xâm lược đến từ các nước thực dân phương Tây khi họ sử dụng các hạm đội tàu chiến xâm lược. |
Đáp án câu hỏi Bài tập 4 trang 58 SBT Lịch sử 10
4.1. Khai thác Hình 6 (Lịch sử 10, tr. 80), hãy lập và hoàn thành bảng thống kê theo gợi ý dưới đây về các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
? |
? |
? |
Đọc mục 2-a, kết hợp quan sát hình 6 trang 80 SGK Lịch sử 10.
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
Nam Á |
Chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
Môn – Khơ-me Việt – Mường |
Thái – Ka-đai |
Chủ yếu phân bố ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi của Mi-an-ma và Viêt Nam. |
Tày – Thái Ka-đai |
Mông – Dao |
Chủ yếu phân bố ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan. |
Mông – Dao |
Nam Đảo |
Chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á hải đảo, một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma |
Ma-lay-ô – Pô-li-nê-di |
Hán – Tạng |
Nhóm Hán phân bố ở các thành phố lớn ở Đông Nam Á. Nhóm Tạng – Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
Hán (Hoa) Tạng – Miến |
4.2. Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cư dân, tộc người ở Đông Nam Á? Đặc điểm đó có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
Đọc mục 2-a trang 80 SGK Lịch sử 10 kết hợp với nội dung đáp án câu hỏi 4.1
- Nhận xét: Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với những ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau, rất phong phú,..
- Tác động: góp phần hình thành những nền văn minh bản địa mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài
Đáp án câu hỏi Bài tập 5 trang 58 SBT Lịch sử 10
Bài tập 5. Lập bảng tóm tắt về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (theo gợi ý dưới đây)
Đọc lại bài 9 SGK Lịch sử 10 trang 76, liên hệ kiến thức lịch sử lớp 6 chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X.
Cơ sở hình thành |
Nội dung |
Về tự nhiên |
-Vị trí địa lí: nằm ở phía đông nam châu Á, chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Là “ngã từ đường” nối liền những nền văn minh lớn trên thế giới. - Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, đa số các quốc gia đều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phần lớn các quốc gia trong khu vực đều giáp biển. - Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa – văn minh nông nghiệp lúa nước, bên cạnh đó các hoạt động khai thác và buôn bán bằng đường biển cũng sớm phát triển. |
Về xã hội |
- Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với hàng trăm nhóm cư dân. Các nhóm cư dân được phân chia theo ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ khác nhau. - Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á sống quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên, trong đó làng là tổ chức xã hội phổ biến nhất. - Sự phát triển của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á. |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa |
Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác nhau và trong đó văn minh Ấn Độ, Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. |
Gợi ý giải câu hỏi Bài tập 6 trang 58 SBT Lịch sử 10
6.1. Lập và hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây) về những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á.
Đọc lại mục 3 SGK Lịch sử 10 trang 81, liên hệ kiến thức lịch sử lớp 6 chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X.
STT |
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng |
Từ nền văn minh |
Ví dụ |
1 |
Tín ngưỡng tôn giáo |
Ấn Độ, Trung Quốc |
Các tín ngưỡng bản đại đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đề có tín ngưỡng Thần – Vua (Chăm-pa, Chân Lạp,..) |
2 |
Chữ viết – văn học |
Ấn Độ, Trung Quốc |
Nhiều cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ. Người Việt thì kế thừa chữ Hán của người Trung Quốc. Cư dân Đông Nam Á cũng tiếp thu một số sử thi của Ấn Độ để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình. |
3 |
Kiến trúc – điêu khắc |
Ấn Độ |
Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi như khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),.. Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,… |
4 |
6.2. Tìm hiểu và nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa ở Việt Nam.
Tham khảo sách báo và internet
Gợi ý giải:
- Tôn giáo:
+ Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
+ Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
+ Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.
+ Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
+ Nho giáo Trung Quốc ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam trung đại từ xây dựng thể chế chính trị, giáo dục, khoa cử, luật phát,…cho đến lối sống, nếp nghĩ của người dân.
- Kiến trúc – điêu khắc: khu di tích Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rõ nét từ kiến trúc Ấn Độ giáo. Bên cạnh đó Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
- Chữ viết – Văn học:
+ Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi.
+ Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
- Có thể nói, so với văn hóa Ấn Độ, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là nhiều hơn cả.
Gợi ý giải câu hỏi Bài tập 7 trang 58 SBT Lịch sử 10
Bài tập 7. Em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (như hình bên)?
Tham khảo từ sách báo và internet
Gợi ý giải:
- Cộng đồng được thành lập và phát triển dựa trên những nét tương đồng về điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa mà điểm nổi bật là có cùng một mẫu số chung – nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
- Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là bó lúa 10 nhánh do các nước ở Đông Nam Á chủ yếu là các nước nông nghiệp. Bó lúa 10 nhánh thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK