Bài tập 9. Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”?
Tư liệu 1
Một nhà du hành người A-rập đã viết: “Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy”… Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là “Vùng đất đen” vì màu của phù sa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được họ gọi là “Vùng đất đỏ”).
(Theo Uy-li-am G. Đu-khơ, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen,
Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), NXB Oát-uốt, 2010, trang 16).
B1: Đọc mục II-1,a trang 35 SGK Lịch sử 10.
B2: Liên hệ kiến thức đã học trong bài 7 SGK Lịch sử và Địa lý 6.
- Câu nói của Hê-rô-đốt khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của sông Nin đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập.
- Sông Nin không chỉ tạo nền vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mỡ, hằng năm còn mang nước tưới cho cây cối và nguồn nước sinh hoạt cho cư dân.
- Nhờ có dòng sông Nin mà nhiều làng mạc, thành phố được hình thành ở 2 bên bờ sông, bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ, là đầu mối giao thông quan trọng nối tất các các vùng của Ai Cập cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng, góp phần quan trọng trong việc hình thành nên văn minh Ai Cập.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK