Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là
A. 5.
B. 7.
C. 2.
D. 8.
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → Có 7 electron lớp ngoài cùng
- Đáp án: B
Tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A. tính khử.
B. tính base.
C. tính acid.
D. tính oxi hoá.
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → là nhóm có độ âm điện cao nhất xét theo từng chu kì
- Đáp án: D
Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. Na3AlF6.
B. NaF.
C. HF.
D. CaF2.
- Đáp án: D
Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. F2.
B. Br2.
C. I2.
D. Cl2.
- Đáp án: C
Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?
A. NaCl.
B. KCl.
C. MgCl2.
D. NaF.
- Đáp án: A
Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1.
B. +7.
C. +5.
D. +1.
Dựa vào vị trí của các nguyên tố halogen:
- Nhóm VIIA → Số oxi hóa cao nhất là +7
- Đáp án: B
Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn
A. VIIIA.
B. VIA.
C. VIIA.
D. IIA.
- Đáp án: C
Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
- Đáp án: A
- Giải thích: Fluorine là nguyên tố đứng đầu nhóm VIIA → Độ âm điện cao nhất
→ Tính oxi hóa mạnh nhất
Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2
- Đáp án: D
Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
- Đáp án: B
- Giải thích: Do chlorine sẽ phản ứng một phần với nước tạo thành HCl và HClO. Trong đó HClO có tính oxi hóa mạnh → Nước chlorine có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt
Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?
A. Tuyến thượng thận.
B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.
D. Tuyến giáp trạng.
- Đáp án: D
Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là
A. fluorine.
B. chlorine.
C. bromine.
D. iodine.
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
- Đáp án: D
- Giải thích: Do iodine đứng cuối trong 4 nguyên tố trên ở nhóm VIIA
Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần.
B. Không đổi.
C. Tăng dần.
D. Tuần hoàn.
Dựa vào chiều biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần
- Đáp án: C
Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là
A. fluorine.
B. chlorine.
C. bromine.
D. iodine.
Dựa vào chiều biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong cùng một nhóm:
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần
- Đáp án: D
- Giải thích: Do iodine đứng cuối trong 4 nguyên tố trên ở nhóm VIIA → độ âm điện thấp nhất → Xu hướng nhận 1 electron yếu nhất
Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần.
B. Tăng dần.
C. Không đổi.
D. Tuần hoàn
Dựa vào phân tử khối của các chất trong VIIA: phân tử khối tăng dần theo thứ tự: F2 đến I2
- Đáp án: B
Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2.
B Cl2.
C. Br2.
D. I2.
- Đáp án: A
- Cụ thể:
Khi tác dụng với kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron.
B. Nhận 1 electron.
C. Nhường 7 electron.
D. Góp chung 1 electron.
Dựa vào tính chất của kim loại: tính khử
- Vì kim loại có tính khử → xu hướng nhường electron để tạo thành cấu hình của khí hiếm → Nguyên tử halogen nhận 1 electron để tạo thành cấu hình của khí hiếm
→ Đáp án: B
Hít thở không khí có chứa khi nào sau đây vượt ngưỡng 30 µg/m3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở?
A. O2.
B. Cl2.
C. N2.
D. O3.
- Đáp án: B
Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau đây?
Trong công nghiệp, chlorine được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, có màng ngăn
- Đáp án: C
Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein.
B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.
D. Nước vôi trong.
Dựa vào tính chất của I2 khi kết hợp với hồ tinh bột ” hợp chất màu xanh tím
- Đáp án: B
Thực nghiệm cho thấy các phản ứng: H2(g) + X2(g) → 2HX(g) trong dãy halogen xảy ra với mức độ giảm dần từ F2 đến I2. Biến thiên enthalpy của các phản ứng thay đổi như thế nào trong dãy trên?
Dựa vào mức độ phản ứng của các halogen với H2: Halogen phản ứng càng mạnh → biến thiên enthalpy càng thấp
- F2 phản ứng với H2 ngay trong bóng tối và nhiệt độ thấp, phản ứng gây nổ mạnh
→ biến thiên enthalpy thấp nhất
- I2 phản ứng với H2 cần xúc tác Pt và nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch
→ biến thiên enthalpy cao nhất
→ Biến thiên enthalpy của các phản ứng trên tăng dần theo dãy F2 đến I2
Đốt cháy hoàn toàn 0,48 g kim loại M (hoá trị II) bằng khí chlorine, thu được 1,332 g muối chloride. Xác định kim loại M.
- Bước 1: Bảo toàn khối lượng → \({m_{C{l_2}}}\)
- Bước 2: Tìm \({n_M}\)theo phương trình phản ứng
- Bước 3: Tìm nguyên tử khối của M
- Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có: \({m_{C{l_2}}} = 1,332 - 0,48 = 0,852\)
→ \({n_{C{l_2}}} = \frac{{0,852}}{{71}} = 0,012\)mol
- Xét phương trình hóa học: M + Cl2 → MCl2
→ \({n_M} = {n_{C{l_2}}} = 0,012\)mol
→ \({M_M} = \frac{{0,48}}{{0,012}} = 40\) → M là calcium (Ca)
Nung nóng một bình bằng thép có chứa 0,04 mol H2 và 0,04 mol Cl2 để thực hiện phản ứng, thu được 0,072 mol khí HCl.
a) Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành HCl.
b) Ở cùng nhiệt độ thường, áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng lần lượt là P1 và P2. Hãy so sánh P1 và P2.
a) Xét phương trình phản ứng: H2 + Cl2 2HCl
Ban đầu: 0,04 0,04 (mol)
Phản ứng: 0,036 ← 0,036 ← 0,072 (mol)
Sau phản ứng: 0,004 0,004 0,072 (mol)
-> Hiệu suất phản ứng là: \(H = \frac{{0,036}}{{0,04}}.100\% = 90\% \)
b) Nhận thấy \({n_{truoc}} = 0,04 + 0,04 = 0,08\)mol và \({n_{sau}} = 0,004 + 0,004 + 0,072 = 0,08\)mol
→ \({n_{truoc}} = {n_{sau}}\) → P1 = P2
Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối X của potassium (K). Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng. Nhỏ vài giọt nước Br2 vào ống thứ hai, lắc đều rồi thêm hồ tinh bột, thấy có màu xanh tím. Xác định công thức hoá học của X và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
- Sau khi thêm hồ tinh bột thấy có màu xanh tím → chứng tỏ sau phản ứng có sinh ra I2 → Muối là KI
- Các phương trình phản ứng:
KI + AgNO3 → KNO3 + AgI (vàng)
2KI + Br2 → 2KBr + I2
Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu vào bình theo sơ đồ dưới đây:
Hãy đề xuất một dung dịch để sử dụng cho từng mục đích sau:
a) Cho vào bình làm khô để làm khô khí Cl2.
b) Tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra. Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ nếu có
Dựa vào
a) Để làm khô 1 chất thì chất sử dụng cần có các đặc điểm sau:
- Có khả năng hút nước
- Không được phản ứng với chất cần làm khô
b) Chất cần tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra cần có đặc điểm: Phản ứng được với khí Cl2
a) Nên chọn các chất sau để làm khô khí Cl2: H2SO4 đặc, P2O5,…
b) Nên chọn các chất sau để hạn chế khí Cl2 bay ra: NaOH, KOH,…
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK