Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. acid. D. base.
Dựa vào
- Chất oxi hóa là chất nhận electron
- Chất khử là chất nhường electron
- Đáp án: A
Iron có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
- Quy tắc 4:
+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)
+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)
+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1
+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2
+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3
+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1
- Đặt x là số oxi hóa của Fe
- Trong Fe(OH)3, ta có: x.1 + (-1).3 = 0 ” x = +3
- Trong FeCl3, ta có: x.1 + (-1).3 = 0 ” x = +3
- Trong FeSO4, ta có: x.1 + (-2).1 = 0 ” x = +2
- Trong Fe2O3, ta có: x.2 + (-2).3 = 0 ” x = +3
=> Đáp án: C
Chromium(VI) oxide, CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hoá mạnh. Số oxi hoá của chromium trong oxide trên là
A. 0. B. +6. C. +2. D. +3.
Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
- Quy tắc 4:
+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)
+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)
+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1
+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2
+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3
+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1
- Đặt x là số oxi hóa của Cr
- Trong CrO3, ta có: x + (-2).3 = 0 ” x = +6
=> Đáp án: B
Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng
A. đốt cháy.
B. phân huỷ.
C. trao đổi.
D. oxi hoá - khử
Dựa vào định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất, phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
- Đáp án: D
Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
A. H2.
B. ZnCl2.
C. HCl.
D. Zn.
Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng -> Số oxi hóa của nguyên tố nào tăng chứng tỏ trong chất chứa nguyên tố đó đóng vai trò là chất khử
- Dựa vào phương trình ta có: \(\mathop {Zn}\limits^0 + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \)
-> Zn là chất khử, HCl là chất oxi hóa
=> Đáp án: D
Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Sổ hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá -3 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
- Quy tắc 4:
+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)
+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)
+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1
+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2
+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3
+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1
- Đặt x là số oxi hóa của N
- Trong NH3, ta có: x.1 + (+1).3 = 0 ” x = -3
- Trong NH4Cl, ta có: x.1 + (+1).4 + (-1).1 = 0 ” x = -3
- Trong HNO3, ta có: (+1).1 + x.1 + (-2).3 = 0 ” x = +5
- Trong NO2, ta có: x.1 + (-2).2 = 0 ” x = +4
=> Đáp án: C
Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?
A. S. B. SO2. C. H2SO4. D. H2S.
Dựa vào
- Các số oxi hóa có thể có của sulfur
- Nhận xét số oxi hóa của sulfur trong các chất có trong đáp án
+ Số oxi hóa thấp nhất ” nguyên tử sulfur chỉ có tính khử
+ Số oxi hóa cao nhất nhất ” nguyên tử sulfur chỉ có tính oxi hóa
+ Số oxi hóa trung gian ” nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- Các số oxi hóa có thể có của sulfur là: -2; -1; 0; +1; +2; +4; +6
- Số oxi hóa của S trong
+ A. S là 0 -> nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
+ B. SO2 là +4 -> nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
+ C. H2SO4 là +6 -> nguyên tử sulfur chỉ có tính oxi hóa
+ D. H2S là -2 -> nguyên tử sulfur chỉ có tính khử
=> Đáp án: D
Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?
A. C.
B. CO2.
C. CaCO3.
D. CH4.
Dựa vào
- Các số oxi hóa có thể có của carbon
- Nhận xét số oxi hóa của carbon trong các chất có trong đáp án
+ Số oxi hóa thấp nhất -> nguyên tử carbon chỉ có tính khử
+ Số oxi hóa cao nhất nhất -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa
+ Số oxi hóa trung gian -> nguyên tử carbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- Các số oxi hóa có thể có của carbon là: -2; -1; 0; +1; +2; +4; +6
- Số oxi hóa của S trong
+ A. C là 0 -> nguyên tử carbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
+ B. CO2 là +4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa
+ C. CaCO3 là +4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa
+ D. CH4 là -4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính khử
=> Đáp án: A
Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hoá +2 và +3?
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe2O3.
- Đáp án: B
- Giải thích: Fe3O4 được coi như tạo thành từ FeO (Fe2+) và Fe2O3 (Fe3+).
Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các phân tử trên lần lượt là
A. 0; +6; +4; +4; +6. B. 0; +6; +4; +2; +6.
C. +2; +6; +6, -2; +6. D. -2; +6; +6; -2; +6.
Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa
- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0
- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó
- Quy tắc 4:
+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)
+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)
+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1
+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2
+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3
+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1
H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4
- Đặt x là số oxi hóa của S
- Trong H2S, ta có: (+1).2 + x.1 = 0 ” x = -2
- Trong SO3, ta có: x.1 + (-2).3 = 0 ” x = +6
- Trong CaSO4, ta có: (+2).1 + x.1 + (-2).4 = 0 ” x = +6
- Trong Na2S, ta có: (+1).2 + x.1 = 0 ” x = -2
- Trong H2SO4, ta có: (+1).2 + x.1 + (-2).4 = 0 ” x = +6
=> Đáp án: D
Trong công nghiệp, một lượng zinc được sản xuất theo phương pháp nhiệt luyện ở khoảng 1200 °C theo phản ứng:
a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.
b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
Dựa vào
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
SO2 + KMnO4 + H2O ” H2SO4 + K2SO4 + MnSO4
a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.
Dựa vào
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
a) - Bước 1: \(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {H_2}O \to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + {K_2}S{O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4}\)
=> SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop S\limits^{ + 4} \to \mathop S\limits^{ + 6} + 2e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)
- Bước 3:
5x |
\(\mathop S\limits^{ + 4} \to \mathop S\limits^{ + 6} + 2e\) |
2x |
\(\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \) |
- Bước 4: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ” 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4
b) \({n_{KMn{O_4}}} = 0,1.0,02 = 0,002\)mol
=> Theo phản ứng ta có: \({n_{S{O_2}}} = 0,002.5:2 = 0,005\)mol
=> \({V_{S{O_2}}} = 0,005.24,79 = 0,12395\)(L) = 123,95 (mL)
Thực hiện các phản ứng sau:
Xác định phản ứng trong đó carbon vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò khử. Lập phương trình hoá học của phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron.
Xác định số oxi hóa của các nguyên tử carbon trong các phản ứng ” Phản ứng nào số oxi hóa của carbon vừa tăng vừa giảm chứng tỏ trong phản ứng đó carbon đóng vai trò vừa là chất khử và vừa là chất oxi hóa
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.
a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X
b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol electron các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng.
Dựa vào
a) - Định luật bảo toàn khối lượng => khối lượng hỗn hợp khí X
- Lập hệ hai phương trình tìm ra số mol từng chất trong X => Tính % thể tích = % số mol mỗi khí trong X
b) - Viết các quá trình cho và nhận electron
- Đặt số mol các chất cho và nhận electron vào các quá trình cho và nhận electron
- Áp dụng định luật bảo toàn electron: \(\sum {{n_{e{\kern 1pt} \,cho}}} = \sum {{n_{e{\kern 1pt} \,nhan}}} \)
a) - Bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có: \({m_{hhKL}} + {m_X} = {m_{CR}}\)
=> mX = 8,84 - 2,52 = 6,32 gam
- Đặt \({n_{{O_2}}} = x\) mol; \({n_{C{l_2}}} = y\) mol
- Khối lượng hỗn hợp X là: \({m_X} = 32.x + 71y = 6,32\) (gam) (1)
- Tổng số mol hỗn hợp X là: \({n_X} = x + y = \frac{{2,479}}{{24,79}} = 0,1\) (mol) (2)
- Từ (1) và (2) ” x = 0,02 và y = 0,08
” \(\% {V_{{O_2}}} = \frac{{0,02}}{{0,1}}.100\% = 20\% \) và \(\% {V_{C{l_2}}} = 100\% - 20\% = 80\% \)
b) \(\begin{array}{l}\mathop {{O_2}}\limits^0 \quad + \quad 2.2e\quad \to \quad 2\mathop O\limits^{ - 2} \\0,02 \to \,\,0,08\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}\) \(\begin{array}{l}\mathop {C{l_2}}\limits^0 \quad + \quad 2.1e\quad \to \quad 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\0,08\;\;\; \to 0,16\quad \quad \quad \quad \quad (mol)\end{array}\)
- Có \(\sum {{n_{e{\kern 1pt} \,cho}}} = \sum {{n_{e{\kern 1pt} \,nhan}}} = 0,08 + 0,16 = 0,24\)(mol)
Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy:
a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite
Dựa vào
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=>Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK