Liên kết cộng hóa trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung.
B. sự cho - nhận electron.
C. một cặp electron góp chung.
D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Dựa vào định nghĩa của kiên kết cộng hóa trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung
- Đáp án: D
Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. LiCl.
B. CF2Cl2.
C. CHCl3.
D. N2.
Dựa vào hiệu độ âm điện:
Hiệu độ âm điện (\(\Delta \chi \)) |
Loại liên kết |
\(0 \le \Delta \chi < 0,4\) |
Cộng hóa trị không phân cực |
\(0,4 \le \Delta \chi < 1,7\) |
Cộng hóa trị phân cực |
\(\Delta \chi \ge 1,7\) |
Ion |
- Các phân tử chỉ gồm 2 nguyên tử của 1 nguyên tố có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Ví dụ như: H2, Cl2, O2,…
- Đáp án: D
Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. H2.
B. CHCl3.
C. CH4.
D. N2.
Dựa vào hiệu độ âm điện:
Hiệu độ âm điện (\(\Delta \chi \)) |
Loại liên kết |
\(0 \le \Delta \chi < 0,4\) |
Cộng hóa trị không phân cực |
\(0,4 \le \Delta \chi < 1,7\) |
Cộng hóa trị phân cực |
\(\Delta \chi \ge 1,7\) |
Ion |
Phân tử CHCl3 |
Phân tử CH4 |
|
Hiệu độ âm điện (\(\Delta \chi \)) |
- Liên kết C-H có \(\Delta \chi \) = 2,55 - 2,20 = 0,35 -> Liên kết cộng hóa trị không phân cực - Liên kết C-Cl có \(\Delta \chi \) = 3,16 - 2,55 = 0,61 -> Liên kết cộng hóa trị phân cực |
- Liên kết C-H có \(\Delta \chi \) = 2,55 - 2,20 = 0,35 -> Liên kết cộng hóa trị không phân cực |
=> Đáp án: B
Liên kết σ là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital.
B. cặp electron dùng chung.
C lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital
- Đáp án: D
Liên kết π là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital.
B. cặp electron dùng chung.
C lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
- Đáp án: A
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p?
A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. HCl.
Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết
Lời giải chi tiết:
- Cấu hình electron của H: 1s1
- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5
- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3
-> Để tạo thành sự xen phủ orbital p-p thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp p
=> Đáp án: B
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?
A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. HCl.
Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết
- Cấu hình electron của H: 1s1
- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5
- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3
-> Để tạo thành sự xen phủ orbital s-s thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp s
=> Đáp án: A
Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?
A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. O2.
Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết
- Cấu hình electron của H: 1s1
- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5
- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3
- Cấu hình electron của O: 1s22s22p4
-> Để tạo thành sự xen phủ orbital s-p thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp s và phân lớp p
=> Đáp án: C
Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết π.
B. 2 liên kết σ.
C. 1 liên kết σ, 1 liên kết π.
D. 1 liên kết σ.
Dựa vào
- Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết σ
- 1 liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π
- 1 liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π
- Công thức cấu tạo của phân tử oxygen: O=O
-> Các liên kết trong phân tử oxygen gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π
=> Đáp án: C
Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là
A. 2 và 3.
B. 3 và 1.
C. 2 và 2.
D. 3 và 2
Dựa vào
- Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết σ
- 1 liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π
- 1 liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π
Lời giải chi tiết:
- Công thức cấu tạo của phân tử C2H2: H-C≡C-H
-> Các liên kết trong phân tử C2H2 gồm 3 liên kết σ và 2 liên kết π
=> Đáp án: D
Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hoá trị?
A. BaCl2, NaCl, NO2.
B. SO2, CO2, Na2O2.
C. SO3, H2S, H2O.
D. CaCl2, F2O, HCl
Dựa vào:
- Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử giống hoặc gần giống nhau về bản chất hóa học
- Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại điển hình và các nguyên tử phi kim điển hình
- Đáp án: C
Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là
A. XY: liên kết cộng hoá trị.
B. X2Y3: liên kết cộng hoá trị.
C. X2Y: liên kết ion.
D. XY2: liên kết ion.
- Xác định vị trí của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn
- Dự đoán tính chất kim loại và phi kim của X và Y
- Tìm công thức hợp chất tạo thành từ X và Y
- Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s2
-> X là nguyên tố calcium (Ca) ở chu kì 4, nhóm IIA, ô số 20
-> Ca là nguyên tố kim loại mạnh
- Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p5
-> Y là nguyên tố chlorine (Cl) ở chu kì 3, nhóm VIIA, ô số 17
-> Cl là nguyên tố phi kim điển hình
=> Đáp án: D
Độ âm điện của nitrogen gần bằng độ âm điện của chlorine nhưng ở điều kiện thường N2 hoạt động kém Cl2. Giải thích.
Dựa vào cấu tạo của phân tử N2 và Cl2. Phân tử nào có liên kết bền vững hơn thì kém hoạt động hơn
- Cấu tạo của phân tử N2: N≡N
- Cấu tạo của phân tử Cl2: Cl-Cl
-> Ở điều kiện thường, phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững nên để tham gia vào phản ứng hóa học cần cung cấp nhiều năng lượng để phá vỡ liên kết ba đó. Còn phân tử chlorine chỉ có liên kết đơn nên dễ phá vỡ hơn
-> Ở điều kiện thường, phân tử nitrogen hoạt động kém hơn phân tử chlorine
Cho các phân tử sau F2, N2, H2O, CO2.
a) Hãy viết công thức Lewis của các phân tử đó.
b) Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân tử nào phân cực và phân tử nào không phân cực.
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
- Bước 2: Xác định số electron lớp ngoài cùng
- Bước 3: Viết công thức electron của phân tử => công thức Lewis
Cho các phân tử sau: Br2, H2S, CH4, NH3, C2H4, C2H2.
a) Phân tử nào có liên kết cộng hoá trị không phân cực? Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị phân cực?
b) Phân tử nào chỉ có liên kết đơn? Phân tử nào có liên kết đôi? Phân tử nào có liên kết ba?
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
- Bước 2: Xác định số electron lớp ngoài cùng
- Bước 3: Viết công thức electron của phân tử => công thức Lewis
Ghép nhiệt độ nóng chảy với chất tương ứng và giải thích.
Chất |
Nhiệt độ nóng chảy (°C) |
a) Nước |
1) -138 |
b) Muối ăn |
2) 80 |
c) Băng phiến |
3) 0 |
d) Butane |
4) 801 |
Dựa vào đặc điểm của các liên kết
- Hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp
- Hợp chất chứa liên kết ion có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao
- Muối ăn là hợp chất ion -> nhiệt độ nóng chảy cao nhất -> b - 4
- Nước có nhiệt độ nóng chảy là 0 -> a - 3
- Butane là chất khí nên nhiệt độ nóng chảy thấp nhất -> d - 1
- Còn lại là băng phiến -> c - 2
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK