Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn Vận dụng 9.13 trang 24, 25, 26 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39...

Vận dụng 9.13 trang 24, 25, 26 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39...

Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Trả lời Vận dụng 9.13 - Bài 9. Ôn tập chương 2 trang 24, 25, 26 - SBT Hóa 10 Kết nối tri thức.

Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường.

a) Hãy xác định vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron nguyên tử và tên từng nguyên tố.

b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z.

c) So sánh tính base của các hydroxide của X, Y, Z.

Phương pháp giải :

Dựa vào

- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

+ Số lớp electron = số chu kì

+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)

+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron

- Xu hướng biến đổi độ âm điện:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần

- Xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, tính acid của chúng giảm dần

- Cách thực hiện:

+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)

+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide để xác định đáp án đúng

Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.

Lời giải chi tiết:

a) - Gọi số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt là z1, z2, z3

- Có tổng số hiệu nguyên tử là 39 => z1 + z2 + z3 = 39 (1)

- Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z

=> z1 < z2 < z3 và \[{z_2} = \frac{{{z_1} + {z_3}}}{2}\](2)

- Từ (1) và (2) => z2 = 13 => Cấu hình nguyên tử của Y là: 1s22s22p63s23p1

=> Y là nguyên tố aluminium (Al) thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, ô số 13

- Vì X, Y, Z thuộc cùng 1 chu kì và 3 nguyên tố hầu như không phản ứng với nước

=> X là magnesium (Z = 12) và silicon (Z = 14)

- Cấu hình nguyên tử của X là: 1s22s22p63s2

=> X thuộc chu kì 3, nhóm IIA, ô số 12

- Cấu hình nguyên tử của Z là: 1s22s22p63s23p2

=> Z thuộc chu kì 3, nhóm IVA, ô số 14

b) - Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

2

3

Mg

Al

Si

4

5

6

- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện:

+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần độ âm điện của các nguyên tố là: Mg < Al < Si

+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: Si < Al < Mg

c) - Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

2

3

Mg

Al

Si

4

5

6

- Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide

+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính base của hydroxide của các nguyên tố là:

H2SiO3 < Al(OH)3 < Mg(OH)2

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK