Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.
D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.
Dựa vào đặc điểm và cấu trúc của nguyên tử:
- Đặc điểm của nguyên tử: nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
- Cấu trúc nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân bao gồm: proton và neutron
+ Vỏ nguyên tử bao gồm: electron
- Đáp án: B
- Sai ở “Nguyên tử có cấu trúc đặt khít” Sửa thành “Nguyên tử có cấu tạo rỗng”
Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?
A. Proton, m≈0,00055 amu, q=+1.
B. Neutron, m≈1 amu, q=0.
C. Electron, m≈1 amu, q=-1.
D. Proton, m≈1 amu, q=-1.
Dựa vào khối lượng và điện tích của các hạt cơ bản trong nguyên tử
- Đáp án: B
Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng
A. 102 pm.
B. 10-4 pm.
C. 10-2 pm.
D. 104 pm.
Dựa vào đường kính nguyên tử khoảng 10-10 m = 102 pm thì hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-2 pm
- Đáp án: C
Viết lại bảng sau vào vở và điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống
Nguyên tố |
Kí hiệu |
Z |
Số e |
Số p |
Số n |
Số khối |
Carbon |
C |
6 |
6 |
? |
6 |
? |
Nitrogen |
N |
7 |
? |
7 |
? |
14 |
Oxygen |
O |
8 |
8 |
? |
8 |
? |
Sodium (natri) |
Na |
11 |
? |
11 |
? |
23 |
Dựa vào
- Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z)
- Số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron trong hạt nhân
Bằng cách nào có thể tạo ra chùm electron? Nêu khối lượng và điện tích của electron.
- Có thể tạo ra chùm electron bằng cách phóng điện với hiệu điện thế rất cao (khoảng 10000V) qua không khí loãng
- Khối lượng của electron: 9,109.10-31 kg ≈ 0,00055 amu
- Điện tích của electron: -1,602.10-19 (C) hay -1
Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính,... Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là
A. 19.
B. 28.
C. 30.
D. 32.
Dựa vào
- Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z)
- Số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron trong hạt nhân
- Có A = p + n = 19 và e = 9 => Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử fluorine là:
19 + 9 = 28 (hạt)
Đáp án: B
Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27kg. Khối lượng của magnesium theo amu là
A. 23,978.
B. 66,133.10-51.
C. 24,000.
D. 23,985.10-3.
Dựa vào 1 amu = 1,661.10-27 kg ” Lấy khối lượng nguyên tử chia cho khối lượng 1 amu
- Khối lượng của magnesium theo amu là \(\frac{{39,{{8271.10}^{ - 27}}}}{{1,{{661.10}^{ - 27}}}} = 23,978\) amu
Đáp án: A
Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10-27 kg. Hãy tính khối lượng nguyên tử (theo amu) và khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này.
Dựa vào 1 amu = 1,661.10-27 kg => Lấy khối lượng nguyên tử chia cho khối lượng 1 amu
- Khối lượng của oxygen theo amu là \(\frac{{26,{{5595.10}^{ - 27}}}}{{1,{{661.10}^{ - 27}}}} = 15,99\) amu
- Khối lượng mol của oxygen là 15,99 (g/mol)
Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 7.
Dựa vào
- Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z)
- Số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron trong hạt nhân
- Điều kiện bền của nguyên tử: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (áp dụng với các nguyên tố có p < 82)
- Gọi số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử X lần lượt là p, n, e
- Tổng số các loại hạt trong nguyên tử = p + n + e = 10 (1)
- Có p = e (2)
=> Từ (1), (2) ta có 2p + n = 10 => n = 10 - 2p
- Có số p ≤ số n ≤ 1,5.số p ” p ≤ 10 - 2p ≤ 1,5p => \(\frac{{10}}{{3,5}}\) ≤ p ≤ \(\frac{{10}}{3}\) => p = 3 => n = 4
=> A = p + n = 3 + 4 = 7
Đáp án: D
Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử helium?
A. 2,72%.
B. 0,272%.
C. 0,0272%.
D. 0,0227%.
Dựa vào khối lượng của các hạt cơ bản trong nguyên tử
% khối lượng của các electron trong nguyên tử helium là:
\(\frac{{2.9,{{109.10}^{ - 31}}}}{{2.1,{{673.10}^{ - 27}} + 2.1,{{675.10}^{ - 27}} + 2.9,{{109.10}^{ - 31}}}}.100\% = 0,0272\% \)
Đáp án: C
Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
a) Tính số mỗi loại hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.
b) Tính số khối của nguyên tử X.
Dựa vào mối liên hệ giữa các hạt proton (p), neutron (n) và electron (e) trong nguyên tử:
- Tổng số hạt trong nguyên tử = p + n + e
- Trong nguyên tử trung hòa về điện có p = e
- Số hạt không mang điện = n
- Số khối A = p + n
- Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
a) - Gọi số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử X lần lượt là p, n, e
- Tổng số các loại hạt trong nguyên tử = p + n + e = 40 (1)
- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16
=> (p + e) - n = 12 (2)
- Có p = e (3)
=> Từ (1), (2), (3) giải hệ ba phương trình ba ẩn ta có p = e = 13, n = 14
=> Vậy thành phần cấu tạo của nguyên tử X gồm 13 hạt proton, 13 hạt electron và 14 hạt neutron
b) - Số khối của nguyên tử X là A = p + n = 13 + 14 = 27
Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron, electron có trong 27 g nhôm.
Dựa vào
- Khối lượng của các hạt cơ bản trong nguyên tử
- Công thức tính số nguyên tử/phân tử trong 1 chất: A = n.NA (nguyên tử hoặc phân tử)
Trong đó: + A là số nguyên tử hoặc phân tử
+ n là số mol (mol)
+ NA là số avogadro = 6,02.1023
Có nAl = 1 mol => Số nguyên tử Al = 1.6,02.1023 = 6,02.1023 (nguyên tử)
- Khối lượng proton là: 13.1,673.10-27.103.6,02.1023= 13,0929 g
- Khối lượng neutron là: 14.1,675.10-27.103.6,02.1023= 14,1169 g
- Khối lượng electron là: 13.9,109.10-31.6,02.1023= 7,13.10-6 g
Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron chứa 5 proton, 6 neutron và khối lượng nguyên tử boron. So sánh hai kết quả tính được và nêu nhận xét.
Dựa vào khối lượng của các hạt cơ bản trong nguyên tử
- Khối lượng hạt nhân nguyên tử boron là:
5.1,673.10-27 + 6.1,675.10-27 = 1,8415.10-26 (kg)
- Khối lượng của nguyên tử boron là:
5.1,673.10-27 + 6.1,675.10-27 + 5.9,109.10-31 = 1,842.10-26 (kg)
=> Khối lượng hạt nhân xấp xỉ khối lượng nguyên tử => Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK