Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Chương VII. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng Bài 33. Biến dạng của vật rắn trang 64, 65 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?...

Bài 33. Biến dạng của vật rắn trang 64, 65 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?...

Kiến thức về biến dạng đàn hồi. Vận dụng kiến thức giải 33.1, 33.2, 33.3, 33.4, 33.5, 33.6, 33.7, 33.8 - Bài 33. Biến dạng của vật rắn trang 64, 65 SBT SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương VII. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng. Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?...

Câu hỏi:

33.1

Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?

A. Sắt. B. Đồng. C. Nhôm. D. Đất sét.

Hướng dẫn giải :

Kiến thức về biến dạng đàn hồi.

Lời giải chi tiết :

Khi có tác dụng của ngoại lực, vật rắn sẽ bị biến dạng.

Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có khả năng biến dạng đàn hồi thì có tính đàn hồi. Trong các vật cấu tạo từ các chất phía trên thì chỉ có đất sét là không có tính đàn hồi.

Chọn đáp án D.


Câu hỏi:

33.2

Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thị lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 17,5 cm. B. 13 cm. C. 23 cm. D. 18,5 cm.

Hướng dẫn giải :

Vật nặng chịu tác dụng của lực đàn hồi và trọng lực: Fdh = P ↔ k.∆l = mg.

Lời giải chi tiết :

Vật nặng chịu tác dụng của lực đàn hồi và trọng lực: Fdh = P ↔ k.∆l = mg.

=> ∆l = l – l0 = \(\frac{{mg}}{k}\)= \(\frac{{0,4.10}}{{80}}\)= 0,05 m = 5 cm

=> l0 = 18 – 5 = 13 cm.

Vậy khi chưa móc vật thì lò xo dài 13 cm.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

33.3

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.

C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Hướng dẫn giải :

Nắm vững lý thuyết về lực đàn hồi.

Lời giải chi tiết :

A lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng là đúng. Ví dụ khi ta nén hoặc kéo hai đầu lò xo. Các lực này ngược chiều với lực tay tác dụng vào lò xo và được gọi là lực đàn hồi của lò xo.

B đúng vì độ lớn lực đàn hồi được tính bằng công thức: Fđh = k.∆l (trong đó ∆l là độ biến dạng của vật).

C sai, D đúng vì lực đàn hồi chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng và có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu nên lực đàn hồi sẽ ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

33.4

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và

k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép song song hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

A. 100 N/m. B. 240 N/m. C. 60 N/m. D. 30 N/m

Hướng dẫn giải :

Hai lò xo ghép song song thì: k = k1 + k2.

Lời giải chi tiết :

Hai lò xo ghép song song nên: k = k1 + k2 = 40 + 60 = 100 N/m.

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

33.5

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

A. 20 N/m. B. 24 N/m. C. 100 N/m. D. 2 400 N/m.

Hướng dẫn giải :

Hai lò xo ghép nối tiếp, ta có công thức: \(\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}}\).

Lời giải chi tiết :

Vì hai lò xo ghép nối tiếp nên ta có công thức: \(\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}}\).

=> k = \(\frac{{{k_1}.{k_2}}}{{{k_1} + {k_2}}}\) = \(\frac{{40.60}}{{40 + 60}}\)= 24 N/m.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

33.6

Một lò xo có chiều dài 11, khi chịu lực kéo F1 và có chiều dài 12 khi chịu lực

kéo F2. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng

A. \(\frac{{{F_2}{I_1} + {F_1}{I_2}}}{{{F_1} + {F_2}}}\)

B.\(\frac{{{F_2}{I_1} - {F_1}{I_2}}}{{{F_1} - {F_2}}}\)

C. \(\frac{{{F_2}{I_1} - {F_1}{I_2}}}{{{F_1} + {F_2}}}\)

D. \(\frac{{{F_2}{I_1} + {F_1}{I_2}}}{{{F_1} - {F_2}}}\)

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật Hooke: F = k.∆l = k(l – l0).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Hooke: F = k.∆l = k(l – l0).

Ta có: F1 = k(l1 – l0). (1)

F2 = k(l2 – l0). (2)

Chia vế với vế của (1) cho (2) ta được: \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{l_1} - {l_0}}}{{{l_2} - {l_0}}}\)=> (F2 – F1)l0 = \({F_2}{l_1} - {F_1}{l_2}\)

=> l0 = \(\frac{{{F_2}{l_1} - {F_1}{l_2}}}{{{F_2}-{\rm{ }}{F_1}}}\).

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

33.7

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là lo. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một vật khối lượng m1 = 100 g thì chiều dài lò xo bằng 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một vật nữa có khối lượng m2 = 100 g thì chiều dài lò xo bằng 32 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

Hướng dẫn giải :

Vật nặng chịu tác dụng của lực đàn hồi và trọng lực: Fdh = P ↔ k.∆l = mg.

Lời giải chi tiết :

Vật nặng chịu tác dụng của lực đàn hồi và trọng lực: Fdh = P ↔ k.∆l = mg

Khi chỉ có vật m1: m1g = k(l1 – l0) (1)

Khi treo cả hai vật: (m1 + m2)g = k(l2 – l0) (2)

Chia vế với vế của (1) cho (2) ta được: \(\frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{{l_1} - {l_0}}}{{{l_2} - {l_0}}}\)

=> m2.l0 = \(({m_1} + {m_2}){l_1} - {m_1}{l_2}\)

=> l0 = \(\frac{{({m_1} + {m_2}){l_1} - {m_1}{l_2}}}{{{m_2}}}\)= \(\frac{{(0,1 + 0,1).0,31 - 0,1.0,32}}{{0,1}}\)= 0,3 m.

Thay váo (1) ta tính được k = \(\frac{{{m_1}g}}{{{l_1} - {l_0}}}\)= \(\frac{{0,1.10}}{{0,31 - 0,3}}\)= 100 N/m.


Câu hỏi:

33.8

Một súng lò xo gồm lò xo chiều dài tự nhiên 200 mm, độ cứng k = 2 000 N/m và đạn có khối lượng m = 50 g. Ban đầu lò xo bị nén đến chiều dài 50 mm (Hình 33.1). Hãy tính tốc độ của viên đạn khi bắn ra khỏi nòng súng.

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

Trong đó: W = Wt + Wđ = \(\frac{1}{2}k{x^2} + \frac{1}{2}m{v^2}\).

Lời giải chi tiết :

Ban đầu lò xo bị nén, thế năng đàn hồi dự trữ trong lò xo bằng W = \(\frac{1}{2}k{x^2}\).

Khi bắn, thế năng đàn hồi cuae lò xo sẽ chuyển hóa thành động năng và truyền cho viên đạn: Wđ = \(\frac{1}{2}m{v^2}\).

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta có: \(\frac{1}{2}k{x^2}\)= \(\frac{1}{2}m{v^2}\)

=> v = x\(\sqrt {\frac{k}{m}} \)= 0,15.\(\sqrt {\frac{{2000}}{{0,05}}} \)= 30 m/s.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK