Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Chương IV. Năng lượng - công - công suất Ôn tập chương IV trang 52, 53 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có...

Ôn tập chương IV trang 52, 53 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có...

Vận dụng công thức tính hiệu suất: H = \(\frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}. 100\% \). Hướng dẫn trả lời IV.1, IV.2, IV.3, IV.4, IV.5, IV.6, IV.7, IV.8 - Ôn tập chương IV trang 52, 53 SBT SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương IV. Năng lượng - công - công suất. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%...

Câu hỏi:

IV.1

Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất toàn phần của động cơ là

A. 7,8 kW. B. 9,8 kW. C. 31 kW. D. 49 kW.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng công thức tính hiệu suất: H = \(\frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \).

Lời giải chi tiết :

Đổi t = 2 phút = 120 s.

Công suất dùng để kéo thùng than lên là:

𝒫ích = \(\frac{{{A_{ich}}}}{t}\)= \(\frac{{P.s}}{t}\)= \(\frac{{400.9,8.1200}}{{120}}\)= 39200 J.

Áp dụng công thức tính hiệu suất ta có: H = \(\frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \) = 80%.

à 𝒫tp = \(\frac{{{P_{ich}}}}{{0,8}}\)= \(\frac{{39200}}{{0,8}}\) = 49k J.

Vậy công suất toàn phần của động cơ là 49k J.

Chọn đáp án D.


Câu hỏi:

IV.2

Khi quạt điện hoạt động thì phần năng lượng hao phí là

A. điện năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. hoá năng.

Hướng dẫn giải :

Nắm được đặc điểm của các dạng năng lượng và sự chuyển hóa qua lại giữa chúng.

Lời giải chi tiết :

Khi quạt điện hoạt động thì điện năng được chuyển hóa thành phần năng lượng có ích là động năng và một phần năng lượng hao phí là nhiệt năng làm cho quạt nóng lên.

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

IV.3

Khi con lắc đồng hồ dao động thì

A. Cơ năng của nó bằng không.

B. động năng và thế năng được chuyển hoá qua lại lẫn nhau nhờ công của lực căng dây treo.

C. động năng và thế năng được chuyển hoá qua lại lẫn nhau nhờ công của trọng lực.

D. động năng và thế năng được chuyển hoá qua lại lẫn nhau nhờ công của lực ma sát.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.

Lời giải chi tiết :

Theo định luật bảo toàn cơ năng: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. Do đó:

Khi con lắc đồng hồ dao động thì động năng và thế năng được chuyển hoá qua lại lẫn nhau là nhờ công của trọng lực.

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

IV.4

Một thùng hàng được đặt trên mặt phẳng nhẵn, nằm ngang. Để dịch chuyển nó, người ta móc dây nối với nó và kéo dây theo phương hợp với phương nằm ngang một góc θ và kéo bởi lực có độ lớn 45 N. Sau khi đi được quãng đường 1,5 m thì lực thực hiện công 50 J và thùng hàng đạt vận tốc 2,6 m/s.

a) Tính góc θ.

b) Tính khối lượng của thùng hàng.

Hướng dẫn giải :

a) Áp dụng công thức tính công của lực: A = F.s.cosα à cosα = \(\frac{A}{{F.s}}\).

b) Vì mặt sàn nhẵn, nằm ngang nên công của lực kéo chuyển hóa thành động năng của thùng hàng: Ak = Wđ = 0,5mv2 à m = \(\frac{{2{A_k}}}{{{v^2}}}\).

Lời giải chi tiết :

a) Công của lực kéo là: Ak = Fk.s.cosθ à cosθ = \(\frac{{{A_k}}}{{{F_k}.s}}\)= \(\frac{{50}}{{45.1,5}}\) è θ ≈ 42o.

b) Vì mặt sàn nhẵn, nằm ngang nên công của lực kéo chuyển hóa thành động năng của thùng hàng: Ak = Wđ = 0,5mv2 à m = \(\frac{{2{A_k}}}{{{v^2}}}\) = \(\frac{{2.50}}{{2,{6^2}}}\) ≈ 14,8 kg.


Câu hỏi:

IV.5

Một con nhện có khối lượng 0,42 g bò trên bề mặt kính cửa sổ một ngôi nhà với tốc độ không đối 2,3 cm/s theo hướng hợp với phương thẳng đứng một góc như Hình V.1. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Tính công suất của con nhện.

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức liên hệ giữa lực và vận tốc: 𝒫 = F.v.

Lời giải chi tiết :

Đổi m = 0,42 g = 0,42.10-3 kg.

Độ lớn của lực F là: F = \(\frac{P}{{\cos \alpha }}\).

Áp dụng công thức liên hệ giữa lực và vận tốc:

𝒫 = F.v = \(\frac{P}{{\cos \alpha }}\).v = \(\frac{{0,{{42.10}^{ - 3}}.9,8}}{{\cos {{25}^o}}}.2,3\) ≈ 0,01 W.

Vậy công suất của con nhện là 0,01 W.


Câu hỏi:

IV.6

Khi tàu vũ trụ Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong đã được trải nghiệm hiệu ứng hấp dẫn yếu. Ông thực hiện củ nhảy từ bề mặt Mặt Trăng với vận tốc 1,51 m/s và đạt được độ cao 0,7 m. Hãy tính gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ở vị trí nhảy và ở độ cao 0,7 m.

Lời giải chi tiết :

Chọn mốc thế năng ở bề mặt Mặt trăng.

Cơ năng của phi hành gia ở vị trí nhảy: W1 = \(\frac{1}{2}m{v^2}\).

Cơ năng của phi hành gia ở độ cao 0,7 m: W2 = mgMT.h.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: W1 = W2

ó \(\frac{1}{2}m{v^2}\) = mgMT.h => gMT = \(\frac{{{v^2}}}{{2h}}\)= \(\frac{{1,{{51}^2}}}{{2.0,7}}\)≈ 1,63 m/s2.

Vậy gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng là 1,63 m/s2.


Câu hỏi:

IV.7

Trên công trường xây dựng, người công nhân sử dụng ròng rọc để đưa vật liệu lên cao (Hình IV.2). Do ảnh hưởng của thời tiết nên hệ thống ròng rọc và dây nối bị bẩn và gỉ sét. Người công nhân phải dùng lực có độ lớn 90 N để nâng vật có trọng lượng 70 N lên độ cao 8 m. Tính hiệu suất của ròng rọc.

image

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính hiệu suất: H = \(\frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \).

Lời giải chi tiết :

Hiệu suất của ròng rọc là: H = \(\frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \) = \(\frac{{P.s}}{{F.s}}.100\% \) = \(\frac{{70.8}}{{90.8}}.100\% \) ≈ 77,78 %.


Câu hỏi:

IV.8

Một cái bánh mì bơ cung cấp năng lượng 415 cal. Một người có khối lượng 60 kg ăn hết một chiếc bánh mì này rồi leo núi. Tính độ cao tối đa mà người này leo lên được. Biết hiệu suất chuyển hoá năng lượng thành cơ năng của người trung bình là 17% và gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s2.

Hướng dẫn giải :

Tính phần năng lượng chuyển hóa thành cơ năng.

Người này leo được độ cao tối đa khi toàn bộ cơ năng chuyển hóa thành thế năng: W = Wt = mgh à h = \(\frac{{\rm{W}}}{{mg}}\).

Lời giải chi tiết :

Năng lượng chuyển hóa thành cơ năng để leo núi là:

W = 415.4,2.17% = 846,6 J.

Độ cao tối đa mà người đó leo lên được là: h = \(\frac{{\rm{W}}}{{mg}}\)= \(\frac{{846,6}}{{60.9,8}}\)≈ 1,44 m.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK