Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục thể chất 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 3. Kĩ thuật đánh cầu thấp tay (môn cầu lông) Bài 2. Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay: Tác dụng của hoạt động khởi động trước khi vận động...

Bài 2. Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay: Tác dụng của hoạt động khởi động trước khi vận động...

Trả lời Câu 1, 2, 3 bài 2. Kĩ thuật đánh cầu thấp trái tay. Nêu tác dụng của hoạt động khởi động trước vận động Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật đánh cầu thấp thuận tay và kĩ thuật đánh cầu thấp trái tay...

Câu hỏi:

Câu 1

Nêu tác dụng của hoạt động khởi động trước vận động

Hướng dẫn giải :

- Chú ý kĩ phần khởi động (SGK trang 34 )

- Suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra ý kiến về tác dụng của việc khởi động trước vận động

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của hoạt động khởi động trước khi vận động:

- Tăng cường khả năng lưu thông máu làm nóng cơ thể trước khi luyện tập giúp hỗ trợ cho hệ thống tim mạch tăng cường tuần hoàn máu và giúp cơ thể sẵn sàng trước vận động.

- Khởi động giúp bôi trơn các khớp, làm nóng toàn bộ cơ thể và tạo ra năng lượng dồi dào

- Làm nóng cơ thể để giúp cho quá trình thực hiện các động tác co duỗi người được dễ dàng và tăng hiệu quả cho bài tập.

- Giúp cho các khớp được linh hoạt làm giảm chấn thương xương khớp khi tập luyện

- Tăng cường cung cấp oxygen cho tế bào giúp tế bào tăng cường khả năng đào thải độc tố trong cơ thể giúp không bị đau nhức cơ bắp và xương khớp sau khi luyện tập kết thúc.

- Giúp lên tinh thần và sẵn sàng vận động.


Câu hỏi:

Câu 2

Nêu sự khác nhau giữa kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay và kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ lại kiến thức phần 2. Kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay (SGK trang 31) và phần Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay (SGK trang 35)

- Đưa ra sự khác nhau giữa hai kỹ thuật đánh cầu

Lời giải chi tiết :

Sự khác nhau giữa kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay và kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay

* Thực hiện:

- Kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay:

+ Từ tư thế chuẩn bị (TTCB), chân phải bước ra trước chếch sang phải một bước .

+ Tay phải đưa vợt từ trước sang phải, ra sau, lên cao.

+ Vợt tiếp xúc với cầu ở trước chân phải, ngang tầm đầu gối.

+ Tăng lực gập cổ tay và điều chỉnh mặt vợt để cầu bay đúng hướng.

- Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay:

+ Từ TTCB, chân phải bước ra trước chếch sang trái một bước.

+ Tay phải đưa vợt từ trước sang trái, ra sau, lên cao.

+ Mặt vợt tiếp xúc với cầu ở trước chân phải, ngang tầm đầu gối.

+ Tăng lực duỗi cổ tay và điều chỉnh mặt vợt để cầu bay đúng hướng.

* Kết thúc:

+ Kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay: Dừng vợt bên trái trên cao

+ Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay: Dừng vợt bên phải trên cao


Câu hỏi:

Câu 3

Vận dụng kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay để luyện tập và vui chơi cùng các bạn

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay (SGK trang 35)

- Học sinh tự luyện tập, vui chơi hàng ngày

Lời giải chi tiết :

- Một số bài luyện tập:

+ Luyện tập cá nhân: Luyện tập các bài bổ trợ tâng cầu, không có cầu thì thực hiện đánh cầu thấp trái tay theo nhịp, có cầu thì thực hiện đánh cầu thấp trái tay với cầu treo,…

+ Luyện tập cặp đôi: Đánh cầu do bạn tung đến, …

+ Luyện tập nhóm: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập

Dụng cụ học tập

Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK