1. Quốc hội
a) Chức năng của Quốc hội
- Chức năng lập hiến, lập pháp
Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp. Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và các cơ quan giúp việc của Quốc hội. Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.
- Hình thức hoạt động của Quốc hội
Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định họp kín.
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
2. Chủ tịch nước
a) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau: công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;...
b) Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định. Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể ủy nhiệm cho Phó chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.
3. Chính phủ
a) Chức năng của Chính phủ
Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện ở các mặt sau: đề xuất, xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chinh sách và các chương trình dự án trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành các văn bản dưới luật để tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành; tổ chức thực hiện pháp luật; thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ
- Cơ cấu tổ chức
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
- Hình thức hoạt động
Chính phủ hoạt động theo ba hình thức thông qua các phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ tướng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK