Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Hội đồng nhân dânChức năng của Hội...

Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Hội đồng nhân dânChức năng của Hội...

Hướng dẫn giải Lý thuyết Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,

1. Hội đồng nhân dân

a) Chức năng của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: các biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác với công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Uỷ viên.

c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân

Hoạt động của Hội đồng nhân dân do luật định. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

2. Uỷ ban nhân dân

a) Chức năng của Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; Tài nguyên và môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa và Thông tin,...), Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.

c) Hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân hoạt động theo luật định. Mỗi tháng Uỷ ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK