Đáp án câu hỏi trang 61
Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của bản thân.
- Chi tiêu có kế hoạch giúp ta quản lý được tài chính của cá nhân và gia đình.
- Tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
- Sẽ không bị chi tiêu quá đà, mất kiểm soát.
Giải câu hỏi Khám phá 1 trang 61
Em hãy đọc câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:
1. Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là gì?
2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Em đọc kĩ câu chuyện của H để chỉ ra vấn đề tài chính cá nhân H và kế hoạch tài chính để giải quyết vấn đề.
1.Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là: Là sinh viên, gia đình khó khăn, vừa đi học vừa phải làm thêm để có tiền trang trải.
2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân đề giải quyết các vấn đề đó là:
- Trước tiên là kế hoạch quản lý nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. H chia sẻ: Đã duy trì và cải thiện được nguồn thu phải học tốt để có học bổng và tăng thu nhập từ việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
- Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo chi trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Gợi ý giải câu hỏi Khám phá 2 trang 62
Em hãy đọc câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thế nào?
Em đọc kĩ câu chuyện để mô tả kế hoạch tài chính cá nhân của M.
- Mục tiêu: mua bộ vợt cầu lông
- Thời gian thực hiện: 20 ngày
- Cách thực hiện: mỗi ngày phải tiết kiệm được 10 000 đồng. M tự nhủ sẽ có gắng thực hiện kế hoạch này để mang lại niềm vui bất ngờ cho bố mẹ và em trai.
Đáp án câu hỏi Khám phá 3 trang 63
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:
Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu tài chính gì? Thời gian thực hiện có điểm gì khác so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? Cách thực hiện như thế nào?
Em đọc kĩ câu chuyện để mô tả kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới.
Tiết kiệm một khoản tiền trong thời gian 5 tháng để thực hiện kế hoạch về thăm gia đình. Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. Để đạt được các mục tiêu này, H phải ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết đồng thời có thể nhận công việc làm thêm theo giờ để có thêm một khoản thu nhập nhỏ.
Giải câu hỏi Khám phá 4 trang 63
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu gì? Thời gian thực hiện so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có điểm gì khác biệt? Cách thực hiện như thế nào?
Em đọc câu chuyện để trả lời về kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9.
- Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong hè.
- Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, trong đó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
- Để thực hiện được mục tiêu này, M đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chi tiêu các khoản tiền mẹ cho hằng tháng. Ngoài ra, M còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chú gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền. M rất vui với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch tài chính cá nhân khác.
Đáp án câu hỏi Khám phá 5 trang 64
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:
1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sao và được bạn bè tôn trọng thế nào?
2. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q?
- Em đọc câu chuyện và chỉ ra những kĩ năng H rèn luyện được khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
- Chỉ ra những hậu quả mà Q nhận được khi không có kế hoạch tài chính cá nhân.
1.
- Việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp H biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lí. H có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch
- Thấy H duy trì việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chinh lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.
2. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q chi tiêu vượt mức, tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí, phải vay tiền H.
Hướng dẫn giải câu hỏi Khám phá 6 trang 65
Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện thành công kế hoạch này, cần thực hiện một số nước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1. Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là gì? Thời gian thực hiện các mục tiêu đó trong bao lâu?
2. Theo em, việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- Em đọc kĩ câu chuyện và chỉ ra mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện của M.
- Nêu được ý nghĩa của việc xác định mục tiêu tài chính.
1.
- Xác định mục tiêu tài chính: tiết kiệm 400 000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Tiết kiệm 800 000 đồng đề mua xe đạp mới.
- Thời gian thực hiện: 3 tháng và 9 tháng.
2. Việc xác định mục tiêu tài chính giúp ta có động lực và định hướng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
Giải câu hỏi Khám phá 7 trang 66
Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
Dưới đây là bản ghi chép các khoản thu chi trong một tháng của M:
1. M đã làm thế nào để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình?
2. Theo em, việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò thế nào trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?
- Em đọc câu chuyện của M để chỉ ra cách M đã làm để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính.
- Nêu được vai trò của việc theo dõi và kiểm soát thu chi trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
1. Để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình, M đã tiến hành ghi chép tất cả các khoản thu chi. Từ đó phân tích xem những khoản nào thiết yếu, những khoản nào phát sinh không cần thiết để có thể điều chỉnh, phân bổ thu chi hợp lí.
2. Việc theo dõi và kiểm soát chi thu có vai trò quan trọng trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Nó giúp chúng ta kiểm soát và theo dõi tiến độ kế hoạch tài chính, để có thể thực hiện kế hoạch thành công.
Đáp án câu hỏi Khám phá 8 trang 67
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1. M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
2. Theo em, việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Em đọc câu chuyện và chỉ ra nguyên tắc thu chi cá nhân của M. Nêu được ý nghĩa của việc lập nguyên tắc thu chi.
1.
- M đã thiết lập nguyên tắc: 80/13/7. Theo đó, từ thu nhập hàng tháng bố mẹ cho, M dành 80% cho các khoản chi thiết yếu hằng ngày, 13% dành cho những khoản chi phát sinh khác và 7% để tiết kiệm.
- Không cắt giảm các khoản chi thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
- Với mục tiêu tăng khoản thu từ việc kiếm thêm cùng phải tuân thủ quy tắc không được ảnh hưởng đến việc học tập.
2. Việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân giúp định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch tài chính cá nhân.
Đáp án câu hỏi Khám phá 9 trang 67
Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1. M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
2. Theo em, việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?
Em đọc kĩ câu chuyện và nêu lên cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của M.
Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
1. M đã quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như khi có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngày từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế thay đổi cần cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp.
2. Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả và thành công.
Đáp án câu hỏi Luyện tập 1 trang 68
Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
Em đọc các ý kiến và dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.
a. Đúng. Vì lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta kiểm soát được thu chi, từ đó tiết kiệm được tiền để thực hiện những mục tiêu khác.
b. Sai. Vì nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân không chỉ năm ở tăng thu nhập. Kế hoạch tài chính giúp chúng ta quản lý tốt tài chính của mình, từ đó thực hiện các mục tiêu mà mình mong muốn.
c. Đúng. Vì khi có kế hoạch tài chính, chúng ta sẽ có phương hướng và cách làm cụ thể, từ đó khi có những biến cố xảy ra trong tương lại đều có thể xử lý tốt.
d. Đúng. Lập kế hoạch tài chính giúp chúng ta có thể chi tiêu hợp lý, tránh tiêu sài hoang phí, vượt quá mức thu của bản thân dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 68
Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của các nhân vật trong những trường hợp sau?
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
a. Cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của A là sai. Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân cần đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt hằng ngày của bản thân.
b. Y vẫn chưa có quyết tâm đồng thời chưa lập ra những quy tắc để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của mình.
c. D thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lý, hiệu quả cao.
d. Cô X đã giữ một thói quen tốt, điều đó giúp cô quán xuyến gia đình một cách tốt hơn.
Đáp án câu hỏi Luyện tập 3 trang 60
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ để sau:
a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo tốt cuộc sống.
b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức bài học để thảo luận cùng các bạn tài lớp.
a. Tiết kiệm chi tiêu là vô cùng quan trọng. Tiết kiệm chi tiêu chính là xây dựng quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết các tình huống bất ngờ có thể xảy ra và giúp bạn phần nào khi gặp khó khăn như bệnh, hư xe,... Nếu trong người luôn có sẵn tiền dự phòng tất nhiên bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì không phải lo những điều khó khăn bất ngờ xảy ra. Và cũng không băn khoăn chọn lựa những món đồ mà bạn muốn mua hay những địa điểm vui chơi vì nếu tiết kiệm tiền, bạn có thể chi cho bản thân mình một cách thoải mái hơn, nhớ chăm sóc tốt cho bản thân nhiều hơn.
b. Học cách tiết kiệm chi tiêu, thực hiện tiêu dùng thông minh sẽ giúp bạn cải thiện được cuộc sống của bản thân và gia đình. Nếu như bạn có kế hoạch muốn mua xe, tu sửa nhà cửa hay mua nhà mới... thì càng cần phải thực hiện tiêu dùng thông mình để kế hoạch tài chính, mục tiêu của kế hoạch tài chính được thực hiện hiệu quả và thành công.
Gợi ý giải câu hỏi Luyện tập 4 trang 69
Em hãy xử lý các tình huống sau:
Nếu là X, em sẽ giải thích với V thế nào?
Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?
Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?
Em đọc tình huống và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
a. Nếu là X, em sẽ giải thích với V rằng mình muốn thực có kế hoạch chi tiêu hợp lý để thực hiện những mục tiêu đặt ra mà không gây ảnh hưởng hay hao phí tiền của bố mẹ. Vậy nên mình pahir tính toán để thực hiện kế hoạch chi tiêu sao cho vừa đạt được mục tiêu vừa không ảnh hưởng đến việc học tập.
b. Nếu là T, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cụ thể. Chia khoản tiền còn lại ra thành các phần cho từng ngày. Mỗi ngày sẽ chỉ tiêu những khoản tiền thiết yếu trong sinh hoạt và đều ghi chép lại để nếu thấy chỗ nào không hợp lí, sẽ điều chỉnh lại cho chi tiêu ngày hôm sau.
Gợi ý giải câu hỏi Vận dụng 1 trang 69
Em hãy viết bài kể về một trường hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra cho bản thân.
Em dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:
- Trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em kể đến là ai?
- Mục tiêu của người đó là gì?
- Thời gian thực hiện kế hoạch trong bao lâu?
- Người đó đã lập kế hoạch tài chính như thế nào?
- Người đó đã thực hiện kế hoạch tài chính của mình như thế nào?
- Kết quả của kế hoạch tài chính ra sao?
- Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Hướng dẫn giải câu hỏi Vận dụng 2 trang 69
Giả định em có mục tiêu tài chính tiết kiệm được 200 000 đồng trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn.
Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Kế hoạch tiết kiệm 200 000 đồng.
- Mục tiêu: tiết kiệm được 200 000 đồng.
- Thời gian thực hiện: 1 tháng.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày phải tiết kiệm 10 000 đồng. Chỉ chi tiêu cho những thứ thiết yếu trong học tập. Giảm những chi tiêu không cần thiết.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK