Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
2. Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó.
3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không? Vì sao?
- Đọc các thông tin để hoàn thành bài tập.
- Chỉ ra được mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước.
- Dựa vào hiểu biết của em nêu lên một số quỹ trong ngân sách nhà nước.
1. Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
2. Một số quỹ trong ngân sách nhà nước mà em biết là:
Có 8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó có 3/8 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là các quỹ có vốn bảo toàn để quay vòng, hoạt động hàng năm; 03 quỹ không bảo toàn vốn (Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm); riêng Quỹ Bảo trì đường bộ; Quỹ phòng chống tội phạm hoạt động không độc lập với ngân sách nhà nước theo Khoản 19 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước, hoạt động thường xuyên của quỹ hàng năm phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
- Quỹ giải quyết việc làm
- Quỹ hỗ trợ nông dân
- Quỹ hợp tác xã
- Quỹ bảo trì đường bộ
- Quỹ bảo vệ phát triển rừng
- Quỹ phát triển đất
- Quỹ phòng chống tội phạm
3. Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp vì: ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK