Mở đầu
Hai hình vẽ trên cùng mô tả một ngôi nhà. Em hãy quan sát và nêu sự khác nhau của hai hình, hình nào giống với thực tế hơn. Tại sao? |
quan sát, suy luận logic
Ta nhận thấy:
- Hình a mô tả ngôi nhà với điểm nhìn từ trên xuống.
- Hình b mô tả ngôi nhà từ vị trí quan sát của người đứng trên mặt đất.
=>Do đó, hình b giống với thực tế hơn.
Câu hỏi
1. Quan sát Hình 12.2 và mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố: điểm nhìn, mặt phẳng tầm mắt, mặt tranh, mặt phẳng vật thể và đường chân trời. |
quan sát, suy luận logic
Sau khi quan sát ta nhận thấy
- Mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng đi qua điểm nhìn và song song với mặt phẳng vật thể.
- Đường chân trời là đường giao giữa mặt phẳng tầm mắt với mặt tranh.
2.Quan sát Hình 12.3 và cho biết:
a) Các đoạn thẳng song song với nhau và nằm trên mặt phẳng song song với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng như thế nào? b) Các đường thẳng song song với nhau và vuông góc với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng như thế nào? c) Điểm tụ là gì? Điểm tụ có vị trí như thế nào so với đường chân trời? |
quan sát, suy luận logic
Sau khi quan sát ta nhận thấy
a) Các đoạn thẳng song song với nhau và nằm trên mặt phẳng song song với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng chính là các đường thẳng song song.
b) Các đường thẳng song song với nhau và vuông góc với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng chính là các đường thẳng có xu hướng cắt nhau tại điểm tụ.
c) Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu có xu hướng gặp nhau tại một điểm, điểm này gọi là điểm tụ. Điểm tụ là điểm nằm trên đường chân trời.
3. Quan sát Hình 12.4 và cho biết: a) Mặt phía trước và hai mặt bên của ngôi nhà có song song với mặt tranh không? b) Trên mặt trước và hai mặt bên của ngôi nhà, những đoạn thẳng song song với nhau và song song với mặt phẳng vật thể có hình chiếu phối cảnh như thế nào? |
quan sát, suy luận logic
Sau khi quan sát, ta nhận thấy
a) Mặt trước và mặt bên của ngôi nhà không song song với mặt phẳng tranh.
b) Những đoạn thẳng song song với nhau và song song với mặt phẳng vật thể có hình chiếu phối cảnh các đường thẳng sẽ có xu hướng cắt nhau tại điểm tụ.
Thực hành
Vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của một trong hai vật thể cho trên Hình 12.7. |
Phương pháp giải: quan sát, suy luận logic và vẽ lại
: học sinh tự vẽ lại
Gợi ý
Vận dụng
Hãy vẽ hình chiếu phối cảnh của một số đồ vật đơn giản trong gia đình. |
quan sát, vẽ lại
Học sinh tự vẽ
Gợi ý
Chiếc giường
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK