Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Chương V. Phòng trừ sâu - bệnh hại cây trồng Ôn tập chương V trang 95 Công nghệ 10 Kết nối tri thức: Phân biệt sâu hại và bệnh hại cây trồng. Kể tên một số loại sâu...

Ôn tập chương V trang 95 Công nghệ 10 Kết nối tri thức: Phân biệt sâu hại và bệnh hại cây trồng. Kể tên một số loại sâu...

Giải chi tiết Ôn tập chương V trang 95 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - Chương V. Phòng trừ sâu - bệnh hại cây trồng sách Công nghệ 10 - Kết nối tri thức. Phân biệt sâu hại và bệnh hại cây trồng. Kể tên một số loại sâu,

Câu hỏi

1. Phân biệt sâu hại và bệnh hại cây trồng. Kể tên một số loại sâu, bệnh hại cây trồng mà em biết.

Lời giải chi tiết :

Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng...

Một số sâu hại thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh...

Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.

Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc à, bệnh đạo ôn trên lúa, bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa,...

2. Trình bày tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.

Lời giải chi tiết :

- Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng:

- Cây sinh trưởng, phát triển kém

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

3. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm

Ưu điểm

Nhược điểm

1. Biện pháp canh tác

Là việc áp dụng các kỹ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng... nhằm mục đích loại bỏ mầm sâu, bệnh; hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng chống sâu bệnh.

Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường.

Mang tính ngăn ngừa là chính.

2. Biện pháp cơ giới, vật lí

Là việc dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

Dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay và không gây ô nhiễm môi trường.

Tốn nhiều công lao động, tốn kém khi áp dụng trên diện rộng.

3. Biện pháp sinh học

Là việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.

Có tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường.

Giá thành cao, tác động chậm, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.

4. Biện pháp hóa học

Là sử dụng các thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh đã bùng phát.

Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sản phẩm trồng trọt, làm ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học, hình thành kháng thuốc ở sâu, bệnh hại.

5. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Là sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong đó chú trọng biện pháp sinh học nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế.

Giảm chi phí bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ đa dạng sinh học.

Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.

Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Giúp bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt.

- Việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

4. So sánh đặc điểm của sâu tơ hại rau và sâu keo mùa thu.

Lời giải chi tiết :

Sâu tơ hại rau

Sâu keo mùa thu

Đặc điểm hình thái, sinh học

- Có tên khoa học là Plutella xylostella, học Ngài rau, bộ Cánh vảy.

- Sâu trưởng thành có chiều dài nhỏ hơn 10mm. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng (ngài đực) hoặc màu vàng (ngài cái). Râu và đầu dài, vươn về phía trước rất linh hoạt.

- Trứng hình bầu dục hơi tròn, màu vàng nhạt. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính.

- Sâu non hình ống, màu xanh nhạt, dài khoảng 10mm, đầu màu nâu vàng, trên mỗi đốt chân đều có lông tơ.

- Nhộng của sâu được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng nên được gọi là sâu tơ. Nhộng có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài khaorng 6 - 8mm.

- Có tên khoa học là Spodoptera frugiperda, họ Ngài đêm, bộ Cánh vảy.

- Sâu keo mùa thu trưởng thành cánh trước có màu nâu xám, mép ngoài cánh trước có các đường vân, gợn hình sóng theo mép ngoài của cánh. Cánh sau màu vàng nhạt.

- Trứng hình cầu, màu trắng xanh đẻ thành ổ, có phủ lông tơ mỏng.

- Sâu non: đầu có vân hình chữ Y ngược, mặt lưng đốt cuối có 4 u lông màu đen xếp hình vuông.

- Nhộng màu nâu đỏ bóng, cuối bụng có đôi gai nhọn.

Đặc điểm gây hại

Sâu non ăn biểu bì lá tạo thành những vết trong, mờ ở lá rau. Sâu tuổi lớn ăn thủng lá, làm giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá.

Gây hại chủ yếu trên ngô. Sâu non ăn lá tạo các lỗ thủng lớn trên phiến lá, cắn gẫy cờ, đục phá hại bắp ngô.

Biện pháp phòng trừ

- Trồng xen rau thuộc học cải với các loại rau thuộc loại khác như hành, tỏi, cà chua hoặc luân canh với cây lúa nước.

- Sử dụng bẫy để bắt sâu tơ.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm sinh học...

- Vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để tiêu diệt nhộng, luân canh với cây lúa nước.

- Sử dụng bẫy để thu bắt sâu trưởng thành, ngắt bỏ ổ trứng.

- Sử dụng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu non, nhộng. Sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn.

5. Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả, rầy nâu hại lúa.

Lời giải chi tiết :

Ruồi đục quả

Rầy nâu hại lúa

Đặc điểm nhận biết

- Ruồi đục quả trưởng thành dài gần 1cm, cơ thể màu vàng hoặc đen, bụng tròn; ngực có hai sọc vàng rộng, đốt bụng có chữ T màu đen.

- Trứng có màu trắng trong hoặc vàng kem, hình trụ thon, dài và đầu hơi nhọn.

- Sâu non (dòi) có màu trắng đục hơi vàng, không có chân, móc miệng có màu đen. Nhộng có màu nâu kem.

- Trên quả bị ruồi đục phá có các vết chính màu đen, sau chuyển nâu. Phần thịt quả bị thối, quả rụng.

- Rầy trưởng thành có màu nâu, thân dài khoảng 3-5mm. Có hai dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn.

- Trứng được đẻ thành ổ giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục.

- Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết. Khi mật độ rầy cao, lúa chết thành từng đám gọi là cháy rầy.

Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đông ruộng, sử dụng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng.

- Sử dụng bẫy để thu bắt ruồi trưởng thành.

- Dùng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu

- Sử dụng biện pháp xử lý hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh mùa vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối.

- Sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định và sử dụng kẻ thù tự nhiên như thả vịt, thả cá rô phi, bọ xít mù xanh... và chế phẩm sinh học.

6. Trình bày đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đạo ôn trên lúa.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm nhận biết

Biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư

- Trên lá: Bệnh thường gây hại từ mép lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm.

- Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.

- Trên hoa và quả: Vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả chuyển màu đen và rụng.

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành già, lá bệnh, bọc quả sau khi hình thành.

- Trong màu mưa không để vườn quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.

- Chú ý bón phân đầy đủ và cân đối NPK.

- Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bệnh vàng lá greening

Bệnh thường gây hại ở lá và quả. Lá bị bệnh thường lốn đốm vàng xanh, gân lá bị sung, có màu xanh, lá bị rụng. Quả nhỏ, bị méo, vàng loang lổ.

- Sử dụng nguồn ngây giống sạch bệnh.

- Tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán cây.

- Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối để giúp cây chống chịu tốt.

- Quản lý tốt nguồn rầy chống cánh, đây là vật trung gian truyền bệnh.

- Khi phát hiện cây bị bệnh cần cắt bỏ phần bị bệnh hoặc nhổ cây và đem hủy.

Bệnh héo xanh vi khuẩn

- Khi bị bệnh, cành và lá héo rũ, ỏ thân phía gốc xù xì nhưng thân vẫn rắn đặc. Cắt ngang thân, cành thấy chứa dịch nhầy vi khuẩn.

- Khi bị bệnh nặng, thân vỏ vẫn còn xanh, xuất hiện những sọc nâu.

- Sử dụng giống chống bệnh, giống khỏe và sạch bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước trong ruộng từ 15 đến 30 ngày hoặc cày đất, luân canh với cây lúa nước.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh.

Bệnh đạo ôn hại lúa

- Vết bệnh trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đố có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám.

- Vết bệnh ở cổ bông, cổ gié và trên hạt lúa: các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại, dễ làm gãy cổ bông.

- Sử dụng giống chống chịu, xử lý hạt giống, dự tính dự báo bệnh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối.

- Có thể chủ động phun thuốc phòng bệnh khi trời âm u, độ ẩm cao, sương mù.

7. Nêu sự khác nhau giữa các bước sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, chế phẩm virus trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Lời giải chi tiết :

Khác nhau ở 4 bước đầu:

Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

Chế phẩm virus trừ sâu

Chế phẩm nấm trừ sâu, bệnh

Bước 1

Sản xuất giống vi khuẩn cấp 1 từ giống vi khuẩn thuần chủng

Chuẩn bị giống virus thuần chủng. Nhân nuôi vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 1 từ nguồn nấm thuần chủng

Bước 2

Sản xuất giống vi khẩn cấp 2 từ giống vi khuẩn cấp 1

Lây nhiễm virus lên vật chủ

Sản xuất giống nấm cấp 2 từ giống nấm cấp 1

Bước 3

Lên men, tăng sinh khối vi khuẩn trong môi trường thích hợp

Nhân nuôi virus trên vật chủ để tăng sinh khối

Lên men, tăng sinh khối nấm trong môi trường thích hợp

Bước 4

Sấy khô và nghiền vi khuẩn

Nghiền, lọc, li tâm lấy dịch

Sấy khô nấm

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK