Câu hỏi
Quan sát Hình 12.9 và mô tả các bước tạo giống cây trồng bằng kỹ thuật chuyển gen. |
Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gen và sinh vật hoặc tế bào nhận gen.
Bước 2: Thu nhận gen cần chuyển từ sinh vật hoặc tế bào cho gen bằng kỹ thuật phù hợp.
Bước 3: Gắn gen cần chuyển vào công cụ chuyển gen (súng bắn gen, thể truyền).
Bước 4: Chuyển gen vào sinh vật hoặc tế bào nhận gen.
Bước 5: Chọn lọc sinh vật hoặc tế bào mang gen cần chuyển.
Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định
Kết nối năng lực
Tìm hiểu thêm về các thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gen ở Việt Nam và trên thế giới. |
Công nghệ biến đổi gen đã đạt được nhiều thành tựu bởi quá trình tạo ra cây trồng chuyển gen có những đặc tính quý (như tính chịu hạn, tính đề kháng với thuốc trừ sâu, và khả năng kháng sâu bệnh) được rút ngắn, cá thể biến đổi gen có đặc tính mong muốn và ổn định trong thời gian dài. Dưới đây chỉ là vài số thành tựu tiêu biểu có tính ứng dụng cao:
- Về mặt kháng sâu bệnh: Các cây biến đổi gen Bt (ngô Bt, bông Bt, đậu tương Bt,… ) có thể kháng lại sâu hại lá vì chúng có chứa protein của một loại vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Loại vi khuẩn này tiết ra các protein là độc tố nhưng chỉ có tác dụng trên với một số loài sâu hại lá chính mà không ảnh hưởng tới các loại côn trùng, động vật cũng như con người. Vì vậy, cây biến đổi gen Bt có thể mang lại nhiều lợi ích như giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm giá thành và đảm bảo năng suất cho người nông dân cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng (giảm nguy cơ có lẫn thuốc trừ sâu trong thực phẩm).
- Về mặt dinh dưỡng: Bệnh mù mắt do thiếu vitamin A là bệnh thường gặp ở các nước thế giới thứ ba. Các nhà khoa học của Viện công nghệ cây trồng - Viện khoa học liên bang Thụy Sĩ đã tạo ra giống gạo vàng có chứa hàm lượng cao chất beta carotene (vitamin A) bằng công nghệ biến đổi gen. Ước tính là 72 gram gạo này sẽ cung cấp 50% lượng vitamin A hàng ngày của trẻ 1-3 tuổi. Điều đáng quý hơn nữa là giống gạo vàng này được phát triển cho nông dân ở những nước nghèo trên thế giới và công nghệ này được phát triển không nhằm mục đích thu lợi nhuận nên sẽ được sử dụng miễn phí.
- Công ty giống cây trồng Pioneer-Dupont ở Mỹ cũng đã phát triển thành công một giống đậu tương có thành phần acid béo trong dầu đậu tương giống như của dầu ô liu (là loại dầu thực vật rất tốt cho sức khỏe con người). Với chi phí rẻ hơn nhưng chất lượng lại tương đương với dầu ô liu, kết quả này đã đem lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và các ngành công nghiệp sử dụng và chế biến dầu đậu tương.
- Về cây cảnh: Một loại hoa hồng tím đã được tạo ra bằng cách chuyển một cấu trúc bao gồm bốn loại gen khác nhau cùng lúc trong đó có gen delphinidin vốn tạo ra màu xanh trong một loài hoa khác. Điều này mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất hoa hồng do người tiêu dùng rất ưa chuộng loại hoa hồng tím với màu sắc chưa từng có này.
- Về mặt y học: Vắc xin và thuốc thường đòi hỏi chi phí cao để sản xuất và bảo quản. Các nhà khoa học đã tạo ra giống khoai tây và cà chua biến đổi gen có chứa vắc xin. Các vấn đề về vận chuyển, bảo quản hay quản lý các vắc xin có trong các loại củ quả sẽ trở nên dễ dàng và kinh tế hơn nhiều so với phương thức truyền thống.
Luyện tập
1. So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể. Nêu ưu, nhược điểm của từng phương pháp. |
Chọn lọc hỗn hợp |
Chọn lọc cá thể |
|
Đặc điểm |
Là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. |
Là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của chọn giống. |
Đối tượng áp dụng |
Cả cây tự thụ phấn và cây giao phấn |
Cây tự thụ phấn |
Cách tiến hành |
- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt. - Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. - Vụ 3 (4,5...): Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu. |
- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau. - Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. - Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống. |
Ưu điểm |
Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. |
Chọn giống nhanh đạt được kết quả, giống có độ đồng đều cao, năng suất ổn định. |
Nhược điểm |
Không đánh giá được đặc điểm di truyền của từng cá thể, hiệu quả chọn lọc thường không cao. |
Do hạt của cây được chọn cần bảo quản và gieo trồng riêng nên đòi hỏi tiến hành công phu, tốn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng để đánh giá. |
2. So sánh các bước tạo giống thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai. |
Tạo giống thuần chủng |
Tạo giống ưu thế lai |
|
Bước 1 |
Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ. |
Thu thập vật liệu di truyền. |
Bước 2 |
Gieo trồng để cây bố, mẹ nở hoa trùng nhau, lấy phấn của cây bố thụ cho hoa của cây mẹ đã khử đực. Thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1). |
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ. |
Bước 3 |
Gieo trồng hạt F1, đánh giá để loại cây dị dạng, cây bị bệnh, cây không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từ dòng. |
Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau. |
Bước 4 |
Hạt của mỗi cây F1 gieo thành một hàng hay một ô. Đánh gái chọn cây tốt, thu hạt để riêng thành từng dòng. Quá trình được thực hiện lặp lại qua nhiều vụ cho đến khi thu được dòng thuần. |
Đánh giá và chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn. |
Bước 5 |
Đánh giá và so sánh dòng thuần chọn được với dòng đối chứng. |
Nghiên cứu sản xuất hạt lai. |
Bước 6 |
Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. |
Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. |
3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gen có những điểm gì giống và khác nhau? |
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến |
Tạo giống bằng công nghệ gene |
||
Giống |
Tạo ra các giống cho năng suất cao, có thể kháng sâu bệnh, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường được tốt hơn |
||
Khác |
Đặc điểm |
Sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra các giống mới mang các tổ hợp gene mới. |
Là phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới. |
Cách tiến hành |
- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền - Bước 2: Xử lý vật liệu bằng các tác nhân gây đột biến - Bước 3: Chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn - Bước 4: Tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ - Bước 5: Đánh giá các dòng theo quy định - Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. |
- Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gene và sinh vật hoặc tế bào nhận gene - Bước 2: Thu nhận gene cần chuyển từ sinh vật hoặc tế bào cho gene bằng kỹ thuật phù hợp. - Bước 3: Gắn gene cần chuyển vào công cụ chuyển gene (súng bắn gene, thể truyền) - Bước 4: Chuyển gene vào sinh vật hoặc tế bào nhận gene - Bước 5: Chọn lọc sinh vật hoặc tế bào mang gene cần chuyển. - Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. |
Vận dụng
Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu qua internet, sách, báo... em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng biến đổi gen. |
HS tự nêu quan điểm của mình về cây trồng biến đổi gen.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK