Lập bảng để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ (về đối tượng, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).
Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ gồm:
- Phương pháp kí hiệu;
- Phương pháp đường chuyển động;
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ;
- Phương pháp chấm điểm;
- Phương pháp khoanh vùng.
=> Đọc lại kiến thức các mục 1, 2, 3, 4, 5 SGK để lập bảng phân biệt các phương pháp trên về đối tượng, hình thức, khả năng biểu hiện của phương pháp).
Phương pháp biểu hiện |
Đối tượng |
Hình thức |
Khả năng biểu hiện |
Kí hiệu |
Đối tượng phân bố theo điểm hoặc tập trung trên những diện tích nhỏ. |
- Dạng chữ - Dạng hình học - Dạng tượng hình. |
Vị trí, số lượng, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bố,... |
Đường chuyển động |
Đối tượng có sự di chuyển. |
Các mũi tên. |
Hướng di chuyển của đối tượng, số lượng, cấu trúc,... |
Bản đồ - biểu đồ |
Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lý theo từng lãnh thổ. |
Các biểu đồ khác nhau: cột, tròn,… |
Số lượng, chất lượng của các đối tượng. |
Chấm điểm |
Các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ. |
Các điểm chấm. |
Chủ yếu thể hiện về số lượng của đối tượng. |
Khoanh vùng |
Đối thượng phân bố theo vùng nhất định. |
Nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó. |
Sự phân bố của đối tượng. |
Phương pháp nào sẽ được sử dụng khi biểu hiện các đối tượng, hiện tượng sau trên bản đồ?
- Mỏ khoáng sản
- Sự di cư từ nông thôn ra đô thị
- Phân bố dân cư nông thôn
- Số học sinh các xã, phường, thị trấn
- Cơ sở sản xuất
Nhớ lại kiến thức đã học về khả năng biểu hiện của các phương pháp:
- Phương pháp kí hiệu: Thể hiện các đối tượng địa lý phân bố theo những điểm cụ thể.
- Phương pháp đường chuyển động: Thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT - XH trên bản đồ.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lý theo từng vùng lãnh thổ
- Phương pháp chấm điểm: Biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ.
- Phương pháp khoanh vùng: Thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
Đối tượng, hiện tượng |
Phương pháp được sử dụng để thể hiện |
Mỏ khoáng sản |
Kí hiệu |
Sự di cư từ nông thôn ra đô thị |
Kí hiệu đường chuyển động |
Phân bố dân cư nông thôn |
Chấm điểm |
Số học sinh các xã, phường, thị trấn |
Bản đồ - biểu đồ |
Cơ sở sản xuất |
Kí hiệu |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK