Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tr.19-20, đoạn từ “Xã tắc từ đây vững bền” đến “Ai nấy đều hay.” và trả lời câu hỏi:
Câu 1
Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện rõ việc tuyên bố chiến thắng và báo hiệu một thời kì mới của đất nước?
- Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo .
- Xác định từ ngữ tiêu biểu thể hiện chiến thắng của nghĩa quân.
Các từ biểu thị ý “hiện tại tiếp diễn” được lặp lại “từ đây [...] từ đây…” (nguyên văn: vu dĩ... vu dĩ...), xã tắc vững bền (nguyên văn: điện an), giang sơn đổi mới (nguyên văn: cải quan), bốn biển thanh bình, chiếu duy tân (nguyên văn: duy tân chi cáo – ban bố lệnh về sự khởi đầu của một thời đại mới).
Câu 2
Nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.
- Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.
Câu hỏi yêu cầu nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn, có dụng ý kết nối với nhiều câu hỏi tương tự ở các bài tập trước. Đoạn văn này tổng kết mạch lập luận của một bài văn chính luận. Bạn cần nhận ra mạch văn và theo đó là sự thay đổi âm hưởng linh hoạt nhưng theo một trình tự logic trong suốt tác phẩm. Nội dung đoạn này là tuyên bố thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến vĩ đại và kết quả của nó: mở ra một thời kì mới cho cả dân tộc. Giọng văn trịnh trọng, gợi không khí nghiêm trang và thiêng liêng; âm hưởng hào sảng và sự tin tưởng vào vận hội tươi sáng của non sông;...
Câu 3
Niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc được thể hiện như thế nào?
- Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Tìm những chi tiết thể hiện niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc.
Trước hết, cần chú ý cách kết thúc bài cáo theo hướng mở: tuyên bố độc lập dân tộc nhưng đồng thời khai sinh một triều đại mới với niềm tin tưởng vào vận hội mới. Sau đó, tìm và liên kết các từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để biểu đạt nội dung liên quan.
Đoạn văn kết bài cáo không đơn thuần là tuyên bố thắng lợi mà thông qua đó còn thể hiện khát vọng và niềm tin chắc chắn về một thời đại mới tự chủ thái bình lâu dài. Tác giả sử dụng các câu văn, các mệnh đề có cấu trúc khẳng định, lặp lại,... để nhấn mạnh, biểu thị sự thực chắc chắn. Niềm tin được thể hiện như một chân lí tất yếu. Từ ngữ xác thực, biểu đạt nội dung tươi sáng, gợi ý niệm về sự thay đổi, về tương lai lâu dài: “vững bền” (điện an), “đổi mới” (cải quan),“nền thái bình vững chắc” (thái bình chi cơ), “ngàn thư” (thiên cổ), “muôn thuở” (vạn thế), “duy tân”,... Hình ảnh có tầm vóc vũ trụ, biểu thị sự vận hành:“kiền khôn”, “nhật nguyệt”, “bốn phương” (tứ hải).
Câu 4
Nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng nào?
- Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Xác định nội dung bản tuyên ngôn.
- Rút ra đối tượng mà bài cáo hướng đến.
Câu hỏi này kết nối với câu hỏi 1 trong SGK, yêu cầu bạn tìm hiểu kĩ nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo để xác định “đối tượng” hướng tới của bài cáo. Một số từ ngữ trong đoạn văn có thể gợi ý cho câu trả lời: “bốn phương biển cả” (tứ hải), “xa gần” (hà nhĩ), “bá cáo” (ban bố công khai, rộng rãi), “ai nấy đều hay” (hàm sử văn tri).
Câu 5
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi cho bạn liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” nào của dân tộc? Theo bạn, ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào?
- Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Kết hợp kiến thức lịch sử để tìm ra những bản “tuyên ngôn độc lập” của dân tộc.
* Liên hệ tới những bản “tuyên ngôn độc lập” của dân tộc:
- “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của dân tộc.
- “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
* Ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào? Tuỳ vào nhận thức của mỗi người mà câu trả lời có thể đạt các mức độ khác nhau. Định hướng chung: Cần thấm nhuần tinh thần độc lập dân tộc, ý thức tự chủ quốc gia mà cha ông đã hun đúc thành truyền thống để phát huy trong thời đại mới, với những nhiệm vụ, thách thức và cơ hội mới.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK