Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Kết nối tri thức Đọc và thực hành tiếng Việt bài 9 - SBT Văn 10 Kết nối tri thức Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 SBT Văn 10 Kết nối tri thức: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn....

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 SBT Văn 10 Kết nối tri thức: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn....

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành tiếng Việt bài 9 - SBT Văn 10 Kết nối tri thức, Bài 9. Hành trang cuộc sống - SBT Văn 10 - Kết nối tri thức: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn. Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn.

Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 109) đoạn từ “Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình”, đến “thấy được thứ mình đi tìm” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn.

Hướng dẫn giải :

- Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Rút ra nội dung chính của mỗi đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính của đoạn từ “Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình” đến “trên những nẻo đường đã đi qua”: Cuộc đời là một hành trình dài, không ai có thể biết trước, nhưng đi đường nào rồi cũng có thể có thành công và hạnh phúc. 

Nội dung chính của đoạn từ “Cả cuộc đời tìm đường” đến “tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có”: Hạnh phúc và thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào những đóng góp của mỗi người cho xã hội. 

Nội dung chính của đoạn kết: Khi sống tử tế với người khác, ta có thể tìm thấy giá trị của bản thân.

Câu 2

Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn. 

Hướng dẫn giải :

- Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong văn bản.

- Rút ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng:

 – Biện pháp so sánh: “Suốt cuộc đời tôi đã mầy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù”. Hình ảnh so sánh này hàm nghĩa cuộc đời là một hành trình vô tận, không ai có thể biết trước.

 – Điệp ngữ “Tôi đã tìm thấy” ở đoạn kết của văn bản nhằm nhấn mạnh những giá trị mà con người nhận được khi sống tử tế. 

Câu 3

Theo bạn, khi viết văn bản này, tác giả đang ngầm đối thoại với ai? 

Hướng dẫn giải :

- Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Vận dụng kiến thức bản thân để tìm ra bản chất cuộc đối thoại.

Lời giải chi tiết :

Trước hết, văn bản là một lời độc thoại, trong đó tác giả tự chiêm nghiệm, cắt nghĩa các quy luật cuộc đời, tự đúc rút các bài học cho mình. Nhưng văn bản còn có thể là một thông điệp của tác giả cho thế hệ trẻ, rằng việc lựa chọn đường đi thế nào không quan trọng, quan trọng là phải sống tử tế và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

Câu 4

Giọng điệu của tác giả trong các đoạn văn này là gì? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

Hướng dẫn giải :

- Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường.

- Xác định giọng điệu được tác giả sử dụng trong văn bản.

- Chỉ ra các yếu tố làm nên giọng điệu đó.

Lời giải chi tiết :

Giọng điệu được sử dụng trong văn bản là giọng tự vấn, tâm tình, sâu lắng. Giọng điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu, lời văn chậm rãi, bởi hình thức lời đối thoại mang tính chất độc thoại, bởi những cụm từ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm của tác giả như: “suốt cuộc đời tôi đã”, “nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi”, “tôi mới hiểu được rằng”, “cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra”, “suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy”,...

Câu 5

“Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.”. Bạn có đồng ý với nhận định này của tác giả không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ đề bài.

- Vận dụng trải nghiệm và kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Cuộc sống là sự lựa chọn, có người sẽ chọn một con đường bằng phẳng, ít chông gai nhưng cũng có người sẽ chọn cho mình con đường nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng dù lựa chọn thế  nào đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta cố gắng, nỗ lực hết mình đều có thể đạt được thành công, hạnh phúc. Chính vì vậy, nhận định của tác giả hoàn toàn phù hợp. Chỉ cần chúng ta có đam mê, kiên trì, nỗ lực thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng có thể vươn lên để gặt hái thành quả.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK