Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Kết nối tri thức Giải Đọc và thực hành tiếng Việt bài 3 Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 16 SBT Văn 10 Kết nối tri thức: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?...

Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 16 SBT Văn 10 Kết nối tri thức: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?...

Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 16 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức - Giải Đọc và thực hành tiếng Việt bài 3, Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận - SBT Văn 10 - Kết nối tri thức: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ đoạn trích đề tìm câu chủ đề.

Lời giải chi tiết :

- Có thể xác định câu đầu tiên là câu chủ đề của đoạn trích:“Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì.”

- Lí do xác định như vậy:

+ Nội dung đoạn trích tập trung bàn về hai khái niệm: “tác phẩm văn học” và “đọc văn học”.

+ Tất cả các lí lẽ và bằng chứng được nêu trong đoạn trích đều nhằm làm sáng tỏ tính chất “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học.

Câu 2

Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học thể hiện ở những điểm nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc lại đoạn trích trong sách bài tập Ngữ văn 10, tập 1, tr.16.

Lời giải chi tiết :

Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học được thể hiện ở các điểm:

- Tác phẩm văn học không phải là một vật thể bất động (khi bất động, đó chỉ là văn bản – cơ sở tồn tại ban đầu của tác phẩm), mà có sự vận động và biến hoá qua sự đọc, qua từng trường hợp đọc.

- Tác phẩm văn học chứa đựng hình tượng và hình tượng ấy được chuyển hoá vào tâm trí người đọc để biến thành xúc cảm, nhận thức và gây ra những hành động tương ứng với xúc cảm, nhận thức ấy.

Sự “diệu kì” của hoạt động đọc văn học thể hiện ở các điểm:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

Câu 3

Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định sau: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ!”.

Hướng dẫn giải :

 Dựa vào trải nghiệm của bản thân.          

Lời giải chi tiết :

Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học để bày tỏ ý kiến về nhận định: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ”. Các câu hỏi có thể đặt ra để hình thành ý kiến của bạn:

- Trước khi đọc, có phải ta chưa hề nghĩ tới những câu chuyện, sự việc, vấn đề được đề cập, thể hiện trong tác phẩm?

- Sức hút khó cưỡng của tác phẩm có phải là minh chứng sống động cho điều được gọi là “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta”?

- Có phải trong khi đọc, ta đã tuỳ ý liên hệ, mở rộng, kết nối những điều được nói tới trong tác phẩm với trải nghiệm của riêng ta? Đây có phải là biểu hiện của hiện tượng người đọc “chiếm tác phẩm” của nhà văn hay không?

Câu 4

Hãy thêm từ 1 – 2 câu triển khai ý “tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau” được nêu ở cuối đoạn trích viết.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Trước khi viết thêm từ 1 – 2 câu triển khai ý “tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau” được nêu ở cuối đoạn trích, hãy nhớ đến những điều bạn đã biết hoặc trải nghiệm về sự giải thích, cắt nghĩa khác nhau đối với một tác phẩm, sự liên hệ đến những đối tượng khác nhau trong đời sống mà mỗi người đã thể hiện khi đọc tác phẩm.

Gợi ý:

Người đọc không phải “đệm”, mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà ta có thể “chơi” được một cách lưu loát, rành mạch. Không phải ngẫu nhiên mà ta có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Chính vì vậy, để trở thành một người “chơi” thực thụ đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu tư, nghiên cứu, biết hoá thân vào nhân vật để có thể “phiêu” cùng tác phẩm.

Câu 5

Lập luận của tác giả đoạn trích có thể giúp bạn hiểu thêm gì về các thuật ngữ văn bản và tác phẩm?

Hướng dẫn giải :

Đọc lại đoạn trích trong sách bài tập Ngữ văn 10, tập 1, tr.16.

Vận dụng trải nghiệm bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Lập luận của tác giả đoạn trích có thể đưa lại những hiểu biết sau về các thuật ngữ văn bản và tác phẩm:

- Văn bản và tác phẩm chỉ các khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau.

- Văn bản là cơ sở hay điều kiện tồn tại của tác phẩm, cũng có thể xem là giai đoạn tồn tại đầu tiên của tác phẩm khi chưa xuất hiện người đọc.

- Tác phẩm là văn bản trong sự tiếp nhận của độc giả, có đời sống, sinh mệnh riêng trong thời gian và không gian, ngày càng được bồi đắp thêm những giá trị mới.

Câu 6

Theo bạn, vì sao những từ, cụm từ như "biến mất”, “đệm”, “chơi” lại được tác giả đặt trong ngoặc kép?

Hướng dẫn giải :

- Đọc lại đoạn trích trong sách bài tập Ngữ văn 10, tập 1, tr.16.

- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

“Biến mất”, “đệm”, “chơi” được tác giả đặt trong ngoặc kép là vì những từ, cụm từ đó không còn mang nghĩa gốc khi được đưa vào văn bản (đoạn trích) và người đọc cần hiểu chúng theo nghĩa ẩn dụ (tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để giúp người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu ý tưởng, suy luận trừu tượng của mình).

Câu 7

Phân tích quyền hạn và chức năng của người đọc trong mối quan hệ với tác phẩm văn học.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Để phân tích quyền hạn và chức năng của người đọc trong mối quan hệ với tác phẩm văn học, em cần trả lời được các câu hỏi chính sau:

– Người đọc đóng vai trò gì trong việc tạo nên đời sống đích thực cho tác phẩm? Nếu không có người đọc, tác phẩm sẽ rơi vào tình trạng như thế nào?

- Khi thâm nhập một tác phẩm văn học, những hoạt động tinh thần gì sẽ được người đọc thực hiện?

Người đọc có quyền như thế nào khi đưa ra những nhận định, giải thích của riêng mình về giá trị của tác phẩm?

– Việc giải thích của tác giả và người đọc về nội dung, ý nghĩa tác phẩm có nhất thiết phải trùng nhau hoàn toàn?

– Người đọc có quyền suy diễn về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm bất chấp những dữ kiện được trình bày trong tác phẩm hay không?

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK