Câu 1
Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách nào ở nhân vật Tử Văn?
- Đọc lại phần 1 của văn bản chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 (tr 15-19).
- Chú ý cách giới thiệu và miêu tả tính cách nhân vật Tử Văn.
- Cách giới thiệu nhân vật Tử Văn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người làng Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.
→ Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn, dễ nhớ. Là cách giới thiệu truyền thống trong truyện truyền kì nói chung và truyền kì mạn lục nói riêng của Nguyễn Dữ.
- Tác giả đã chú ý nhấn mạnh tính cách khảng khái, cương trực của nhân vật Ngô Tử Văn.
Câu 2
Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện ấy được trình bày theo trình tự nào?
- Đọc kĩ văn bản chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 (tr 15-19).
- Rút ra những sự kiện chính của câu chuyện.
- Tức giận trước hành động tác oai, tác quái của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn đã quyết định đốt đền Tản Viên.
- Tử Văn bị hồn ma tướng giặc trách mắng, đe doạ, kiện xuống Diêm Vương.
- Cuộc đấu tranh giành công lí của Ngô Tử Văn ở cõi âm.
- Tử Văn trở thành Phán sự đền Tản viên.
- Các sự kiện này được trình bày theo trình tự thời gian và nhân quả.
Câu 3
Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Hãy phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.
- Đọc lại phần 1 của văn bản chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 (tr 15-19).
- Tìm những chi tiết miêu tả tính cách nhân vật có trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức để phân tích những chi tiết tiêu biểu.
- Tính cách nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua lời kể chuyện; qua các chi tiết miêu tả ngôn ngữ đối thoại và cử chỉ, hành động.
Một số chi tiết tiêu biểu:
- Lời của người kể chuyện (lời kể, lời bình): “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tài gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực” “Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”, “Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người”.
- Cử chỉ, hành động: Sau khi đốt đền tà “Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”, khi bị hồn ma tướng giặc đe doạ “ Tử Văn vẫn mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”…
- Ngôn ngữ đối thoại: Cuộc trò chuyện của Tử văn với Thổ Công, cuộc tranh biện của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Diêm Vương trong phiên toàn nơi cõi âm.
Câu 4
Sử dụng yếu tố kì ảo là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của truyện truyền kì. Hãy chọn phân tích giá trị biểu hiện của một số yếu tố kì ảo trong truyện (không gian kì ảo, nhân vật kì ảo,…).
Đọc lại tác phẩm, tìm các yếu tố truyền kì có trong truyện.
Vận dụng kiến thức của bản thân để phân tích giá trị của các yếu tố kì ảo trong truyện.
HS có thể chọn một số yếu tố kì ảo có trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên như:
- Không gian kì ảo: Thế giới cõi âm ảm đạm, thê lương, rùng rợn,…
- Nhân vật kì ảo: Hồn ma tướng giặc họ Thôi, Thổ Công, Diêm Vương,…
- Mô tip kì ảo: Người chết sống lại, thần linh ban thưởng, người hoá thành thần,…
* Phân tích không gian kì ảo:
Yếu tố kì ảo của truyện không chỉ được thể hiện ở phương diện nhân vật mà còn ở các không gian mà Nguyễn Dữ đã mang đến trong đó. Có thể thấy truyện có hai không gian kì ảo. Trước hết là không gian giấc mơ (giấc mơ của Tử Văn). Không gian này không được Nguyễn Dữ miêu tả chi tiết nhưng nó chính là không gian nối liền cõi trần và cõi âm, là nơi gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Thổ công. Cũng từ đây, Tử Văn tạm lìa cõi trần, để bước vào cõi âm, để tham gia vào vụ kiện ở đó. Không gian kì ảo thứ hai của truyện là ở âm ti. Âm ti được miêu tả bằng một số chi tiết khá rõ ràng: Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương. Đọc đến đây, không ít người đã phải rùng mình khiếp sợ. Cảm giác về sự u ám, lạnh lẽo, rùng rợn đeo bám vào trí tưởng tượng của người đọc. Nhưng trái lại, trước không gian ấy, Tử Văn lại không hề sợ hãi. Và chính điều này đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi và sự ngay thẳng của nhân vật.
Câu 5
Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
Vận dụng kiến thức của bản thân và liên hệ tới đời sống thực tiễn để rút ra bài học.
- Ca ngợi khí phách của kẻ sĩ: chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa.
- Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lí, vào sự chiến thắng của cái thiện.
- Phê phán xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, ăn hối lộ, bao che cho kẻ xấu tàn hại dân lành.
- Thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Câu 6
Theo bạn, lời bình ở cuối truyện có vài trò gì?
Xem lại lời bình ở cuối truyện để rút ra vai trò của nó.
Lời bình ở cuối tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có tác dụng thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả; nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải. Đó là khẳng định, ca ngợi khí tiết cứng cỏi, tinh thần xả thân vì chính nghĩa của kẻ sĩ,…
Câu 7
Hãy đặt câu với các từ Hán Việt sau: cương trực, khôi ngô, phong độ.
- Học sinh tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ Hán Việt trên.
- Dựa vào ngữ cảnh để đặt câu cho phù hợp.
- Cương trực là một trong những đức tính cần có của con người Việt Nam.
- Nó rất được chú ý vì vẻ ngoài khôi ngô, tuấn tú.
- Mặc dù đã bước sang tuổi 35 nhưng Messi vẫn giữ vững phong độ chơi bóng đẳng cấp của mình.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK