Trang chủ Lớp 10 Sinh 10 - Kết nối tri thức Chương 3. Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào Bài 10. Trao đổi chất qua màng tế bào trang 64, 64, 66, 67, 68, 69, 70 Sinh 10 Kết nối tri thức...

Bài 10. Trao đổi chất qua màng tế bào trang 64, 64, 66, 67, 68, 69, 70 Sinh 10 Kết nối tri thức...

Giải bài  tập, câu hỏi luyện tập Bài 10. Trao đổi chất qua màng tế bào SGK Sinh 10 - Kết nối tri thức trang 64, 64, 66, 67, 68, 69, 70 - Chương 3. Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào: Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào diễn ra như thế nào?

Câu hỏi trang 64 Mở đầu

Hình bên là ảnh chụp một tế bào u sắc tố chứa protein phát huỳnh quang màu xanh đang ẩm bào thuốc nhuộm màu hồng. Rất nhiều bệnh ở người liên quan đến rối loạn cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào. Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết :

Quá trình trao đổi chất diễn ra như sau: các chất được vận chuyển qua màng tế bào bằng nhiều hình thức khác nhau:

+ Vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng

+ Khuếch tán đơn giản là quá trình khuếch tán  của các phân tử nhỏ, không phân cực qua màng tế bào

+ Khuếch tán tăng cường là sự khuếch tán của các phân tử nhỏ tích điện, phân cực qua các kênh protein của màng tế bào.

+ Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.

+ Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần có năng lượng.

+ Các phân tử hay vật thể có kích thước lớn được vận chuyển qua màng bằng cách ẩm bào, thực bào và xuất bào nhờ sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.

Câu hỏi trang 67 câu 1

Dừng lại và suy ngẫm

Trao đổi chất ở tế bào là gì? Những loại chất nào có thể đi qua được lớp kép phospholipid, chất nào không? Giải thích.

Phương pháp:

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải :

Dựa vào cấu trúc của lớp kép phospholipid

Lời giải chi tiết :

- Trao đổi chất ở tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

- Những loại chất có thể đi qua được lớp kép phospholipid là các chất tan trong lipid, các chất có kích thước nhỏ, không phân cực.

- Những loại chất không thể đi qua lớp kép phospholipid là các chất không tan trong lipid, các chất tan trong nước, phân cực.

Vì lớp phospholipid ở màng sinh chất sắp xếp thành lớp kép, đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào nhau, chúng có tính lưỡng cực do đó chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong lipid đi qua, các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào.

Câu hỏi trang 67 câu 2

Dừng lại và suy ngẫm

Thế nào là vận chuyển chủ động?

Lời giải chi tiết :

Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Câu hỏi trang 67 câu 3

Câu 1. Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào.

Lời giải chi tiết :

Thực bào

– Khái niệm: thực bào là phương thức của tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.

– Cơ chế hoạt động:

+ Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng

+ Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào

+ Đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì liên kết với lizoxom và bị enzim phân hủy.

Ẩm bào

– Khái niệm: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.

– Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.

Xuất bào:

– Khái niệm: là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào

– Quá trình ẩm bào:

+ Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

+ Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

Câu hỏi trang 70 Luyện tập câu 1

Luyện tập và vận dụng

Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

image

Lời giải chi tiết :

image

Câu hỏi trang 67 câu 2

Nêu đặc điểm của vận chuyển thụ động. Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

image

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm vận chuyển thụ động:

+ Là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (xuôi chiều gradien nồng độ)

+ Không tốn năng lượng.

+ Các chất được khuếch tán qua lớp phospholipid hoặc qua các kênh protein xuyên màng.

Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường:

image

Câu hỏi trang 67 câu 3

Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào đặc điểm nồng độ chất tan và nước ở tế bào rễ cây và đất

Lời giải chi tiết :

  Do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao nên tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất.

Câu hỏi trang 67 câu 4

Thẩm thấu là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Thẩm thấu là 1 phương thức vận chuyển thụ động.

Lời giải chi tiết :

- Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

- Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên một áp lực lên màng tế bào (tế bào động vật có thể vỡ), tế bào thực vật nhờ có thành tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào (nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào).

Câu hỏi trang 68 câu 2

Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

Lời giải chi tiết :

image

Câu hỏi trang 69 câu 2

Làm thế bào tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào? Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào nhờ quá trình xuất bào:

+ Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

+ Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

Câu hỏi trang 69 câu 3

Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi tiết. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.

Lời giải chi tiết :

Bao gói thuốc vào trong cơ thể sau đó túi tiết dung hợp với màng tế bào, các phân tử đi vào trong tế bào bằng phương thức thực bào:

+ Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy các phân tử thuốc

+ Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào

Câu hỏi trang 70 Luyện tập câu 2

Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm?

Lời giải chi tiết :

Trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm vì khi ướp muối, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường sẽ cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực phẩm nên nước sẽ đi từ trong ra. Khi nước đi ra ngoài bớt thực phẩm khó bị thối, hỏng hơn.

Câu hỏi trang 70 Luyện tập câu 3

Tại sao khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?

Lời giải chi tiết :

Khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại vì :

– Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

– Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.

Câu hỏi trang 70 Luyện tập câu 4

Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa.

Vì khi bị xâm nhập mặn, nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào (môi trường ưu trương) nên nước từ bên trong tế bào của cây trồng sẽ đi ra ngoài khiến cho cây bị thiếu nước.

Câu hỏi trang 70 Luyện tập câu 5

Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mad không phải dự trữ dưới dạng dễ sự dụng là glucose?

Hướng dẫn giải :

Quan sát và so sánh cấu trúc của Glucose, Glycogen và tinh bột:

image

Lời giải chi tiết :

* Động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose vì:

- Ở động vật và người thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều, đòi hỏi nhièu năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ.

- Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột và bền hơn Glucose.

- Tinh bột cấu trúc phân nhánh, phần trăm chất không tan trong nước nhiều nên khó sử dụng.

- Glucose dễ phân giải khó dự trữ hơn glycogen.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK