Câu hỏi trang 22 CH 1
Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội. |
Sử dụng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lý để xác định.
Vị trí của thành phố Hải Phòng cách trung tâm thủ đô Hà Nội 89,67 km về phía Đông - Nam.
Câu hỏi trang 22 CH 2
Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km. |
Thời gian đi của vật = Thời điểm đến – Thời điểm gốc
Thời gian vật di chuyển là: 11 – 8 = 3 (h)
1 giờ vật di chuyển được 40 km
=> 3 giờ vật di chuyển được: 3 . 40 = 120 (km)
Câu hỏi trang 23 CH
Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí. |
Quan sát hình 4.5
Độ dịch chuyển mô tả trên Hình 4.5 là:
+ d1 = 200 m (Bắc)
+ d2 = 200 m (Đông Bắc)
+ d3 = 300 m (Đông)
+ d4 = 100 m (Tây).
Câu hỏi trang 23 Hoạt động
1. Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6. 2. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau. |
1.
+ Quan sát hình
+ Độ dịch chuyển là khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.
2.
Vận dụng khả năng tư duy sau khi trả lời hoạt động 1 mục III trang 23 sách giáo khoa Vật lí 10.
1.
Quãng đường đi được từ ngắn đến dài: 2 – 1 – 3
Độ dịch chuyển, ta thấy điểm đầu và điểm cuối của ba chuyển động đều như nhau nên độ dịch chuyển của ba chuyển động bằng nhau.
2.
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
Câu hỏi trang 24
Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).
1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thị b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. 2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô thích hợp Bảng 4.1
3. Hãy dựa vào kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai |
1.
+ Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng
+ Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.
2.
Lấy kết quả câu 1 trên ghi vào bảng
3.
Dựa vào bảng kết quả để kiểm tra
1.
a) Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m
+ Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m
=> Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là: 800 + 800 + 1200 = 2800 (m)
Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường
=> Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.
2.
Chuyển động |
Quãng đường đi được s (m) |
Độ dịch chuyển d (m) |
Từ trạm xăng đến siêu thị |
sTS = 400 |
dTS = 400 |
Cả chuyến đi |
s = 2800 |
d = 1200 |
3.
Dự đoán trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều
Từ bảng kết quả ta thấy dự đoán trên là đúng.
Câu hỏi trang 25
1. Một người lái xe ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. 2. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. |
1.
Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng
2.
Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối
1.
Quãng đường đi được của ô tô là: 6 + 4 + 3 = 13 (km)
Độ dịch chuyển: AD
Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km
=> \(AD = \sqrt {A{H^2} + H{D^2}} = \sqrt {{3^2} + {4^2}} = 5(km)\) (theo hướng Tây - Nam)
2.
Người bơi ngang từ bờ bên này sang bên kia theo dự định là OA = 50 m.
Thực tế, do nước sông chảy mạnh nên vị trí của người đó ở vị trí B, ta có AB = 50 m
=> Độ dịch chuyển: \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}} = \sqrt {{50^2} + {50^2}} = 70,7(m)\).
(450 Đông – Nam)
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK