Trang chủ Lớp 10 Vật Lí 10 - Kết nối tri thức Chương III. Động lực học Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức...

Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức...

Bài 16. Định luật 3 Newton SGK Vật Lí 10 trang 67, 68 Kết nối tri thức. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a). Dùng bú

Câu hỏi trang 67 Hoạt động

Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1.

image

1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Trong thí nghiệm này, lực nào làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt?

2. Xe lăn 1 có khối lượng m và có gắn một lò xo nhẹ. Xe lăn 2 có khối lượng m. Ta cho hai xe áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (Hình 16.1b). Quan sát hiện tượng xảy ra khi đốt đứt sợi dây buộc.

Thảo luận để làm sáng tỏ ý kiến sau: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học ở cấp THCS

Lời giải chi tiết :

1.

Lực làm cho nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực hút

2.

Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị di chuyển về phía bên phải

Thông qua thí nghiệm ở hình 16.1 ta thấy rằng: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Câu hỏi trang 67 CH 1

1. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?

2. Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không? Tại sao?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng định luật 3 Newton

Lời giải chi tiết :

1.

Cặp lực và phản lực có đặc điểm:

+ Điểm đặt: tại vật

+ Phương: cùng phương:

+ Chiều: ngược chiều

+ Độ lớn: bằng nhau

2.

 Dựa vào đặc điểm của lực và phản lực, ta thấy cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.

Câu hỏi trang 67 CH 2

Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở Hình 16.2 a, b.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ

Lời giải chi tiết :

Điểm đặt của các lực: tại vật

Câu hỏi trang 68 CH 1

1. Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau:

image

a) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a)

b) Dùng búa đóng đinh vào gỗ (Hình 16.3b)

2. Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay không?

3. Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh lên búa có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích lực.

Lời giải chi tiết :

1.

a)

image

b)

image

2.

Quyển sách nằm yên là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực.

3.

Lực do búa tác dụng lên đinh và phản lực do đinh tác dụng lên búa có đặc điểm:

+ Điểm đặt: Tại đinh

+ Phương: thẳng đứng:

+ Chiều: ngược nhau

+ Độ lớn: bằng nhau

Câu hỏi trang 68 Hoạt động

1. Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học, nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ giống nhau hay khác nhau? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

2. Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây của lực và phản lực:

- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời)

- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối)

- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau)

- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.

Hướng dẫn giải :

Thực hiện thí nghiệm

Lời giải chi tiết :

1.

Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế sẽ khác nhau

Các em tự thực hiện thí nghiệm để kiểm tra.

2.

Ví dụ

+ Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời): dùng tay đập vào quyển sách

+ Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai lực như vậy là hai lực trực đối): Quả bóng đập vào tường, tay đập vào sách,..

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau): Ném quả bóng vào một quả bóng khác đang đứng yên.

+ Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại: quả táo rơi xuống dưới đất

Câu hỏi trang 68 CH 2

Một ô tô chuyển động trên mặt đường (Hình 16.4), nếu lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô thì tại sao chúng không “khử nhau”?

image

Lời giải chi tiết :

Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô như chúng không khử nhau vì chúng đặt vào hai lực khác nhau.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK