Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Mùa xuân chín Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc...

Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc...

Hướng dẫn trả lời câu 4 trang 52 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết nối tri thức. Soạn bài Mùa Xuân Chín - Văn 10 KNTT

Đề bài :

 Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hoả của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Bài giải :

- Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.

+ Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang”, cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Và, cắt ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.

+ Không chỉ dừng lại ở đó, bởi vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: Chọn bài thơ Thu hứng của nhà thơ Đỗ Phủ

+ Trong Thu hứng, về cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu 1,2,4,6,8: cùng là vần “âm”; Về cắt ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi.

+ Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

=> Mức độ chặt chẽ trong cắt ngắn nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắt khe, gò bó sơ với thơ Đường luật.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK