Người tiêu dùng thông minh
Câu 1
Kể chuyện tương tác “Tôi thực sự cần gì?”
- Tham gia kể câu chuyện về các con thú nhỏ đòi mẹ mua những món đồ không cầm đến:
+ Thỏ con tai dài muốn mua mũ đội.
+ Chuột túi muốn mua túi đeo.
+ Ngựa con đòi mua giày.
- Giải thích và thuyết phục các con thú nghĩ lại, không mua những món đồ không cần thiết.
Em tham gia kể chuyện cùng các bạn và đưa ra lời khuyên cho các bạn thú.
- Giải thích và thuyết phục các con thú.
+ Thỏ con tai dài: không nên mua mũ vì bạn có đôi tai dài không thể đội vừa những chiếc mũ thông thường. Hơn nữa đôi tai dài đó cũng có thể che nắng cho thỏ con.
+ Chuột túi: Không nên mua túi đeo vì bạn đã có một chiếc túi rất hữu dụng ở trước bụng.
+ Ngựa con: không nên mua thêm giày vì dưới lòng bàn chân của ngựa con đã có một lớp móng rất dày dặn.
câu 2
- Sử dụng những câu hỏi dưới dưới đây để xử lý những tình huống tiêu dùng:
+ Bạn đã có món đồ đó chưa?
+ Nếu đồ cũ mà vẫn dùng được thì sao?
+ Nếu đồ vật đó hỏng, có cách nào để sửa không?
- Gợi ý tình huống:
+ Bạn muốn mua thêm dây buộc tóc để thay đổi màu dây buộc tóc mỗi ngày.
+ Bạn muốn mua hộp bút mới để thay hộp bút cũ bị rách một góc.
+ Bạn muốn mua….
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Gợi ý xử lý tình huống:
- Bạn muốn mua thêm cặp tóc để thay đổi màu cặp tóc mỗi ngày:
Bạn hãy nghĩ lại về việc mua thêm cặp tóc vì nó thật sự không cần thiết và lãng phí khi thay đổi đổi màu cặp tóc mỗi ngày.
- Bạn muốn mua thêm hộp bút mới để thay hộp bút cũ đã bị rách một góc:
Mình nghĩ bạn không nên mua thêm hộp bút mới. Bởi vì hộp bút cũ của bạn mới chỉ bị hỏng một chút, chúng ta có thể dùng keo để gắn lại và tiếp tục sử dụng.
Cũ mà vẫn tốt
Câu 1
Chia sẻ kết quả kiểm tra đồ dùng cá nhân
- Liệt kê những món đồ cần mua mới.
- Kể tên những đồ dùng có thể sử dụng lại.
Em chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả kiểm tra của mình.
- Những món đồ mới cần mua: Học sinh tự liệt kê.
- Những món đồ có thể sử dụng lại: Bút đã hết mực, thước kẻ bị gãy, vỏ chai nhựa, hộp sữa, vở đã viết,....
Câu 2
Thực hành sửa đồ dùng bị hỏng
- Dán lại trang sách.
- Bọc lại sách, vở.
Em sửa lại những đồ dùng bị hỏng.
Học sinh tự thực hiện.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK