Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ Dựa vào thông tin mục a và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp...

Dựa vào thông tin mục a và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp...

Đọc kĩ thông tin mục 4. a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và bảng 11. Gợi ý giải (?) Câu hỏi mục 4 a - Bài 11: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức.

Dựa vào thông tin mục a và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kỹ thông tin mục 4.a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và bảng 11.2 (SGK trang 153+154)

- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết :

a. Nông nghiệp:

- Đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến, ưu tiên phát triển nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ

- Trồng trọt:

+ Lúa và ngô là các cây lương thực chính của vùng

+ Việc trồng lúa góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực, được trồng nhiều ở các cánh đồng thung lũng như: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái),... nhiều vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa

+ Có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước, các địa phương có diện tích ngô nhiều là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,...

+ Có thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu. Vùng đã phát triển các khu vực sản xuất tập trung như: chè (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang), hồi (Lạng Sơn), quế (Yên Bái), thảo quả (Hà Giang, Lào Cai,...), cây ăn quả (Bắc Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn)

- Chăn nuôi: có thế mạnh về chăn nuôi gia súc. Số lượng trâu, lợn của vùng lớn nhất cả nước

+ Đàn bò sữa được chú trọng phát triển ở Sơn La, Bắc Giang,...

+ Chăn nuôi đang phát triển theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt trong chăn nuôi lợn, bò

b. Lâm nghiệp:

- Là ngành có thể mạnh ở vùng với tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

- Khai thác, chế biến lâm sản:

+ Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, gỗ được khai thác từ diện tích rừng trồng

+ Các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai thác nhiều giúp tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân và góp phần bảo vệ, phát triển rừng

+ Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như: Hoàng Liên, Du Già, Xuân Sơn, Phia Oắc – Phia Đén,...

c. Thuỷ sản:

- Hoạt động khai thác thuỷ sản trên hệ thống sông, hồ (tập trung ở sông Đà, sông Hồng, hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình,...) đem lại nguồn thu nhập đáng kể

- Nuôi trồng thuỷ sản ở các sông, hồ ngày càng có hiệu quả, góp phần cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng, đồng thời tạo ra những mặt hàng đặc sản có giá trị kinh tế cao

- Nhiều trang trại nuôi thuỷ sản được đầu tư công nghệ cao với quy mô lớn ở một số địa phương như: Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng,...

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK