Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận lịch sử và địa lý 9 Kết...

Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận lịch sử và địa lý 9 Kết...

Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí và mạng internet về nạn hạn hán và sa mạc hoá ; đọc kĩ sơ đồ đã cho. Lời giải Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức - Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận . Dựa vào sơ đồ sau, hãy: - Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối

Đề bài :

Dựa vào sơ đồ sau, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận

- Đề xuất một số giải pháp để phòng chống hạn hán và sa mạc hoá.

Hướng dẫn giải :

- Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí và mạng internet về nạn hạn hán và sa mạc hoá ; đọc kỹ sơ đồ đã cho.

- Chỉ ra ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận; một số giải pháp để phòng chống hạn hán và sa mạc hoá.

Lời giải chi tiết :

1. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

a. Đối với kinh tế:

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

+ Giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi

+ Tăng chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu

+ Tăng nguy cơ cháy rừng: hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước

- Ngành công nghiệp và xây dựng:

+ Giảm năng suất thuỷ điện, thiếu hụt năng lượng: nguồn nước của các sông, hồ suy giảm, cạn kiệt, không cung cấp đủ nước cần thiết

+ Tăng chi phí làm mát các nhà xưởng

+ Thiếu nước sản xuất

- Ngành dịch vụ: ảnh hưởng hoạt động các ngành dịch vụ như du lịch, giao thông, đường sông

b. Đối với xã hội:

- Thiếu nước cho sinh hoạt

- Đói nghèo, thiếu lương thực: hạn hán làm giảm sản lượng cây trồng, do đó làm giảm thu nhập cho nông dân và tăng giá thị trường của sản phẩm vì ít đi

- Suy giảm sức khoẻ do dịch bệnh: hạn hán dẫn đến nhiễm côn trùng và bệnh thực vật, tăng xói mòn, sinh cảnh và suy thoái cảnh quan, giảm chất lượng không khí và lượng nước hiện diện

2. Ảnh hưởng của sa mạc hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

a. Đối với kinh tế:

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

+ Đất bị thoái hoá làm giảm diện tích canh tác

+ Hiện tượng cát bay tàn phá cây trồng, vật nuôi

+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản giảm

- Ngành công nghiệp và xây dựng:

+ Thiếu nước sản xuất

+ Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất từ ngành nông nghiệp, thuỷ sản

- Ngành dịch vụ:

+ Thiệt hại các công trình, cơ sở hạ tầng

+ Sạt lở các tuyến đường giao thông

b. Đối với xã hội:

- Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm

- Ảnh hưởng sinh kế của người dân, dẫn đến di cư tự phát

- Thiếu lương thực

3. Giải pháp phòng, chống hạn hán và sa mạc hoá:

- Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh

- Tổ chức đo đạc giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

- Tích cực trồng và bảo vệ rừng, phát triển trồng rừng chống sa mạc hoá

- Quy hoạch đồng cỏ cho chăn nuôi

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK