Vùng Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất cả nước. Đó là kết quả khai thác hiệu quả tổng hợp thế mạnh của vùng. Vậy những thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng là gì? Đặc điểm dân cư và đô thị hoá của vùng như thế nào? Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng ra sao?
- Tìm hiểu qua sách, báo và internet về Đông Nam Bộ -vùng kinh tế phát triển nhất.
- Chỉ ra những thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư và đô thị hoá? Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng ra sao?
- Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ:
+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất bazan màu mỡ chiếm 40% diện tích
+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn
+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện
+ Sinh vật: nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
- Đặc điểm dân cư và đô thị hoá của vùng:
+ Số dân đông, mật độ dân số khá cao
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước
+ Đô thị hóa phát triển, hiện đại, đạt tỉ lệ đô thị hoá cao nhất trong các vùng kinh tế - xã hội của cả nước
- Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng:
+ Công nghiệp có một số ngành quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao,..., tập trung ở các trung tâm công nghiệp lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...
+ Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta; một số vùng trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK