Hãy tóm tắt tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta.
- Đọc kỹ mục 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo (SGK trang 217+219).
- Chỉ ra tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta 1 cách tóm tắt.
- Du lịch biển, đảo:
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta có hàng trăm bãi biển đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, ven bờ có nhiều đảo với phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch
+ Du lịch biển, đảo là ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta. Những năm qua, ngành du lịch đã phát triển nhanh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
- Giao thông vận tải biển:
+ Nước ta gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Những điều kiện trên cho phép nước ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển, cũng như giữa nước ta với các nước khác.
+ Các cảng biển ngày càng hiện đại, đội tàu biển quốc gia được tăng cường để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng gia tăng.
+ Phát triển giao thông vận tải biển sẽ thúc đẩy phát triển ngành ngoại thương, công nghiệp đóng tàu và các dịch vụ hàng hải như logistics, kho bãi, hải quan,....
- Khai thác khoáng sản:
+ Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản, quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Ngoài ra, ven biển còn có ti-tan, cát thuỷ tinh, một số nơi thuận lợi cho sản xuất muối
+ Trong khai thác khoáng sản, dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
+ Ngành công nghiệp lọc - hoá đã đáp ứng một phần nhu cầu xăng dầu trong nước và tiến tới giảm dần nhập khẩu mặt hàng này
+ Ngành công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí hoá lỏng,... Sản xuất muối, khai thác ti-tan, khai thác cát trắng cũng được chú trọng phát triển
- Nuôi trồng và khai thác hải sản:
+ Vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản lớn với nhiều ngư trường. Dọc bờ biển và ven các đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản
+ Sản lượng hải sản ngày càng tăng. Hoạt động khai thác hải sản được khuyến khích đẩy mạnh tại các vùng biển xa bờ
+ Công tác quản lý nghề cá trên biển ngày càng chặt chẽ và hiện đại. Nuôi trồng hải sản ngày càng mở rộng diện tích và đa dạng đối tượng nuôi trồng
- Ngoài ra, nước ta còn phát triển các ngành kinh tế biển, đảo khác như: công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, dược liệu biển,...
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK