Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chương 2: Địa lý các ngành kinh tế Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội...

Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội...

-Tìm hiểu qua sách, báo và internet về vai trò của lâm nghiệp và thuỷ sản đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu . Vận dụng kiến thức giải Mở đầu, ? mục 1, ? mục 2, Luyện tập, Vận dụng - Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức - Chương 2: Địa lý các ngành kinh tế. Lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Câu hỏi:

Mở đầu

Lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta có điều kiện phát triển như thế nào, phát triển và phân bố ra sao?

Hướng dẫn giải :

-Tìm hiểu qua sách, báo và internet về vai trò của lâm nghiệp và thuỷ sản đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu .

-Chỉ ra lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta có điều kiện phát triển như thế nào, phát triển và phân bố ra sao.

Lời giải chi tiết :

- Điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta: Tài nguyên rừng và nước phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Lâm nghiệp: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

+ Trồng rừng: có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ.

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ,...; công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển

- Thuỷ sản:

+ Thủy sản khai thác: sản lượng khai thác tăng, phân bố nhiều tỉnh thành ven biển, nhất là các tỉnh phía Nam

+ Thủy sản nuôi trồng: sản lượng nuôi trồng tăng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 1

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 5.1, hãy:

- Cho biết đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta.

- Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ thông tin mục 1. Lâm nghiệp và hình 5.1 (SGK trang 131)

- Chỉ ra đặc điểm phân bố tài nguyên rừng từ đó Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta:

+ Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,7 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 42%

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng lớn nhất cả nước, chiếm 37,8%.

+ Theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành rừng tự nhiên và rừng trồng. Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng trồng lớn

+ Theo mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Năm 2021, diện tích rừng sản xuất khoảng 7,8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 4,7 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2,2 triệu ha

Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta:

- Khai thác, chế biến lâm sản:

+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng, sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng

+ Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Rừng còn cung cấp các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:

+ Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh

+ Diện tích rừng trồng mới ngày càng mở rộng

+ Nghề trồng dược liệu dưới tán rừng phát triển, tạo thêm sinh kế ổn định cho người dân vùng rừng.

+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường khoanh nuôi rừng tự nhiên, xây dựng và quản lý chặt chẽ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 5.1, 5.2, hãy:

- Nêu đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.

- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ thông tin mục 2. Thuỷ sản và hình 5.1,5.2 (SGK trang 132,133,134)

- Chỉ ra đặc điểm phân bố nguồn lợi, sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta:

+ Nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú, bao gồm cả thuỷ sản nước ngọt và nước mặn

+ Trên hệ thống sông, hồ nước ngọt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt, nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Các hệ thống sông có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào là: hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long.

+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực; trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là: Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang

+ Nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven bờ biển của nước ta đang bị suy giảm do khai thác quá mức

- Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta:

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, trong đó chủ yếu là khai thác hải sản, đặc biệt là cá biển

+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất cả nước. Khai thác thuỷ sản xa bờ đang được đẩy mạnh, các tàu đánh cá và trang thiết bị được đầu tư hiện đại hơn

+ Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, chủ yếu là nuôi tôm và cá

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất + Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ. Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế

+ Thuỷ sản của nước ta đã xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,...


Câu hỏi:

Luyện tập

Dựa vào hình 5.2, hãy:

- Tính cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ hình 5.2 (SGK trang 134).

- Tính cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng và nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

Lời giải chi tiết :

- Cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 – 2021:

Năm

Sản lượng

2010

2015

2021

Khai thác

2,46:( 2,47+2,73)

x100 = 47,5%

3,17:( 3,17+3,55)

x100=47,1%

3,93:( 3,93+4,88) x100=44,6%

Nuôi trồng

100-47,5=52,5%

100-47,1=52,9%

100-44,6=55,4%

- Nhận xét:

Cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi theo thời gian: khai thác giảm đi còn nuôi trồng tăng lên


Câu hỏi:

Vận dụng

Tìm hiểu về mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao ở nước ta.

Hướng dẫn giải :

-Tìm hiểu qua sách, báo và internet về mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao .

- Chỉ ra ưu điểm và mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao đem lại những lợi ích gì.

Lời giải chi tiết :

- Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao có nhiều ưu điểm nổi bật như:

+ Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt.

+ Ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tự động hóa và điều khiển quá trình nuôi bằng hệ thống máy móc, trang thiết bị và công nghệ thông tin.

+ Kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi (nước, không khí, ánh sáng...) ở mức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học.

+ Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

- Từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của ngành thủy sản.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK