Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chủ đề 7: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa Bài 22: Cách mạng khoa học – kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Hình 22.1 và hình 22.2 phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ...

Bài 22: Cách mạng khoa học – kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Hình 22.1 và hình 22.2 phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ...

Giải và trình bày phương pháp giải Mở đầu, ?mục 1a; ?mục 1b: 1, 2, ?mục 2a; ?mục 2b: 1, 2, Luyện tập; Vận dụng: 1, 2 Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức - Chủ đề 7: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Hình 22.1 và hình 22.2 phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng như sự gia tăng xu hướng toàn cầu hoá của thế giới hiện nay...

Câu hỏi:

Mở đầu

Hình 22.1 và hình 22.2 phản ánh thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật cũng như sự gia tăng xu hướng toàn cầu hoá của thế giới hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đạt được những thành tựu cơ bản gì và có ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam? Xu hướng toàn cầu hoá có biểu hiện và tác động như thế nào đối với thế giới và Việt Nam?

Hướng dẫn giải :

- Tham khảo sách, báo, internet về sự gia tăng xu hướng toàn cầu hoá của thế giới hiện nay.

- Chỉ ra những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật , sự ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam; biểu hiện và tác động của xu hướng toàn cầu hoá .

Lời giải chi tiết :

- Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã đạt được những thành tựu cơ bản như: rút ngắn thời gian phát minh khoa học, ứng dụng vào sản xuất, đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với nhau.

- Nhờ đó có những ảnh hưởng tích cực đối với Việt Nam như: nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia .

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật

- Tác động đối với thế giới và Việt Nam: Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 1a

Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1.a) Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật (SGK trang 111).

- Chỉ ra những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới (Khoa học cơ bản, công nghệ sinh học, thông tin liên lạc,…).

Lời giải chi tiết :

- Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới:

  • Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học...
  • Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,...
  • Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;...
  • Công nghệ năng lượng: năng lượng nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch.
  • Công nghệ thông tin: các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lý thông tin, tính toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi.
  • Giao thông vận tải: sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao.
  • Thông tin liên lạc: sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh.
  • Công nghệ kỹ thuật số: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật...

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 1b 1

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong bài để làm rõ ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ tư liệu 1 và phần 1.b) Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đối với Việt Nam (SGK trang 113).

- Chỉ ra ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

- Ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam:

  • Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới.
  • Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội.

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 1b 2

Nêu một số ảnh hưởng tiêu cực của cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

- Đọc phần 1.b) Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đối với Việt Nam (SGK trang 113).

- Chỉ ra ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

- Ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với Việt Nam :

  • Việt Nam rất dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghệ hiện đại.
  • Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp hoặc thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng,...

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2a

Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy cho biết toàn cầu hoá là gì? Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ tư liệu 2, thông tin trong mục và phần 2.a) Xu thế toàn cầu hoá (SGK trang 113,114).

- Chỉ ra khái niệm toàn cầu hoá ; những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá ( Kinh tế,văn hoá, chính trị).

Lời giải chi tiết :

- Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ.

- Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá:

+ Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

+ Văn hoá: Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.

+ Chính trị: Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và các tổ chức quốc tế


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2b 1

Hãy nêu và đánh giá những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2.b) Tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam (SGK trang 114).

- Chỉ ra những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới.

Lời giải chi tiết :

- Những tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới:

  • Thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
  • Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại.
  • Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu..
  • Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu ; làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2b 2

Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2.b) Tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam (SGK trang 114).

- Chỉ ra lý do nói toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam (phân tích kinh tế, chính trị, văn hoá ).

Lời giải chi tiết :

Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam vì:

- Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.

- Về kinh tế, toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân,... nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh.

- Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực, quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia.

- Về văn hoá, toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam, nhưng cũng dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.


Câu hỏi:

Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về những thành tựu tiêu biểu thuộc các lĩnh vực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1.a) Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật (SGK trang 111).

- Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu thuộc các lĩnh vực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.

(Khoa học cơ bản, công nghệ sinh học, thông tin liên lạc,…).

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Em có mong muốn trở thành công dân toàn cầu không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2.b) Tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam (SGK trang 114).

- Chỉ ra lý do muốn hoặc không trở thành công dân toàn cầu .

Lời giải chi tiết :

- Em có mong muốn trở thành công dân toàn cầu

- Vì:

+ Mang lại cơ hội tiếp cận nền tri thức của thế giới, dễ dàng mở rộng mối quan hệ với bạn bè năm châu .

+ Được tiếp xúc và tìm hiểu với nhiều nền văn hóa đa dạng trên thế giới.

+ Mở ra những cơ hội mới về học tập cũng như việc làm.

+ Phát triển các kĩ năng của bản thân.


Câu hỏi:

Vận dụng 2

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet về một thành tựu khoa học – kỹ thuật của Việt Nam và chia sẻ với bạn về thành tựu đó.

Hướng dẫn giải :

- Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về khoa học – kỹ thuật của Việt Nam .

- Chỉ ra một thành tựu khoa học – kỹ thuật của Việt Nam .

Lời giải chi tiết :

- Thành tựu khoa học – kỹ thuật của Việt Nam: giàn khoan tự nâng 90m nước

- Là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tới độ sâu 90m nước, có khối lượng kết cấu và thiết bị hơn 12.000 tấn, có thể hoạt động ở các khu vực nước sâu đến 90m cùng hệ thống khoan có thể khoan sâu đến 6.100m dưới đáy biển. nước và hơn 675 bộ bản vẽ thiết kế chi tiết.

- Thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK