Ăn sạch, uống lành
Câu 1: Kể chuyện tương tác về các bạn thích ăn đồ ăn nhanh.
Đưa ra lý lẽ để thuyết phục các nhân vật trong câu chuyện lựa chọn thói quen ăn uống phù hợp.
Em tìm hiểu và đưa ra lý lẽ của mình để thuyết phục bạn.
Chúng ta không nên ăn đồ ăn nhanh vì:
Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố, điều kiện và quá trình nấu nướng không hợp vệ sinh (sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, sử dụng phụ gia thực phẩm,...).
Nguy cơ cao dẫn đến thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan đến thừa dinh dưỡng như mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và thậm chí cả ung thư
Sử dụng thức ăn nhanh nhiều còn có thể khiến chúng ta bị thiếu chất và mất cân đối về dinh dưỡng.
Câu 2
Chơi trò chơi “Thám tử sạch”
- Cùng “Thám tử sạch” điều tra, truy tìm dấu vết của thực phẩm bẩn.
- Mỗi tổ hoặc nhóm nhập vai kiểm tra từng khu vực để thực phẩm.
Em tham gia trò chơi và thảo luận theo nhóm.
Học sinh tự thực hiện theo gợi ý.
Thực phẩm sạch
Câu 1: Chia sẻ với bạn về kết quả công việc của “Thám tử sạch” ở gia đình em.
- Thảo luận về kết quả ghi chép được.
- Kể những giác quan em đã dùng để thực hiện công việc này.
Em chia sẻ với các bạn về kết quả mình thu được. Đồng thời chỉ ra những giác quan em đã dùng để thực hiện công việc này.
- Học sinh tự thực hiện.
- Những giác quan em đã dùng để thực hiện công việc này
+ Khứu giác: ngửi
+ Thị giác: nhìn, quan sát
+ Xúc giác: chạm, sờ,..
Câu 2
Nghe thầy cô hoặc bác đầu bếp của trường hướng dẫn ăn sạch, uống lành.
Đề bài:
- Lắng nghe thầy cô hoặc bác đầu bếp trường hướng dẫn về các nhận biết thực phẩm không an toàn.
- Thực hành nhận biết thực phẩm bị hỏng.
- Phỏng vấn thầy cô hoặc đầu bếp và ghi lại kinh nghiệm lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Cách lựa chọn thực phẩm
Cách bảo quản thực phẩm sao cho tươi ngon và an toàn.
Em làm theo gợi ý để hoàn thành.
- Học sinh tự thực hiện.
- Nhận biết thực phẩm bị hỏng: Khoai tây bị mọc mầm, nước mở nắp để lâu ngoài không khí, cơm thiu, cam bị mốc, thịt bị thiu, mốc,....
- Cách lựa chọn thực phẩm
Đồ ăn |
Đồ uống |
- Luôn chọn thực phẩm tươi sạch + Chọn hoa quả: tươi, không bị héo, dập nát. + Chọn thịt: có màu tươi, đàn hồi tốt, săn chắc, không có mùi và không bị nhão, chảy nước. + Chọn rau: tươi, không bị héo, dập nát hay có lá vàng - Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc - Ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm do nhà mình hoặc người thân tự trồng cấy, sản xuất được. - Quan sát hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm khi mua đồ đóng sẵn |
- Các đồ uống có lợi cho sức khỏe: nước khoáng, sữa, sữa chua uống men sống,… - Các đồ uống nên hạn chế: nước ngọt, nước có ga,… - Không nên uống nước trong chai không rõ nguồn gốc xuất xứ.
|
- Cách bảo quản thực phẩm sao cho tươi ngon và an toàn:
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng và hạn sử dụng của các loại thực phẩm trong tủ lạnh, tủ bếp, kệ,..
+ Đóng gói thực phẩm an toàn, sử dụng hộp thuỷ tinh để cất thức ăn trong tủ lạnh.
+ Không để thực phẩm chín trên bàn, mâm mà không có lồng bàn hay nắp đậy che chắn.
+ Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý.
+ Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
+ Dùng tủ lạnh có những chức năng bảo quản phù hợp
+ Không để đồ ăn quá lâu
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK