Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới: Đông Bắc Á là một khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, chỉ tính riêng ba nền kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm tới 1/5 GDP và 1/4 dân số thế giới vào đầu thế kỉ XXI.
Từ các thông tin trên và quan sát hình 20.1, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về sự phát triển của một số quốc gia và tổ chức đã được đề cập đến từ sau năm 1991
- Đọc kĩ thống kê của Ngân hàng Thế giới và quan sát hình 20.1, tham khảo internet .
- Chỉ ra sự phát triển của một số quốc gia và tổ chức đã được đề cập đến từ sau năm 1991 ( Trung Quốc, Nhật Bản,…).
- Trung Quốc có những công cuộc cải cách – mở cửa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, địa vị quốc tế được nâng cao.
- Hàn Quốc thực hiện cải cách kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, duy trì mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
- Nhật Bản kinh tế phát triển đan xen với khủng hoảng, suy thoái nhưng vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Tổ chức ASEAN được thành lập, cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực.
Khai thác hình 20.3, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021?
- Quan sát kĩ hình 20.3 (SGK trang 101).
- Chỉ ra những biến động (tăng,giảm) về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021.
Từ năm 1991 đến năm 2010, Nhật Bản có sự tăng trưởng kinh tế liên tục, tuy nhiên đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng đã có sự suy giảm .
Hãy giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.
- Đọc kĩ phần 1.a) Nhật Bản (SGK trang 101).
- Chỉ ra sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay:
Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Đọc kĩ thông tin trong mục và phần 1.b) Hàn Quốc (SGK trang 101).
- Chỉ ra sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay:
Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Đọc kĩ thông tin trong mục và phần 1.c) Trung Quốc (SGK trang 101).
- Chỉ ra sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay:
Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.
- Đọc kĩ phần 2.a) Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10” (SGK trang 103).
- Chỉ ra quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.
- Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.:
Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN.
- Đọc kĩ phần 2.b) Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 đến nay (SGK trang 103,104).
- Chỉ ra những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN..
- Sự thành lập: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện khi các nhà lãnh đạo thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2020”. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập
- Mục tiêu: xây dựng tổ chức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân
- Trụ cột chính:
+ Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị – an ninh ASEAN lên tầm cao mới
+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu
+ Cộng đồng văn hoá – xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung
- Ý nghĩa: là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.
Lập bảng tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Đọc kĩ phần 1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay (SGK trang 100,101,102).
- Chỉ ra và tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
Lĩnh vực |
Nhật Bản |
Hàn Quốc |
Trung Quốc |
Kinh tế |
- Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt - Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới |
- Trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại - Có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao. - Thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng |
- Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở của - Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh |
Xã hội |
- Có chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo và toàn diện - Có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới |
Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao |
- Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh - Ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu – nghèo vẫn cao |
Vẽ trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay
- Đọc kĩ phần 2.Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay (SGK trang 103).
- Chỉ ra quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay rồi vẽ lên trục thời gian .
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu một thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc từ sau năm 1991.
- Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về kinh tế, xã hội từ sau năm 1991 của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc .
- Chỉ ra một thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội của nước đó.
Về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc (GDP) đã tăng lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021). Bình quân tăng trưởng hàng năm là 9,5%, vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%. Ngoài ra, quy mô GDP vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010). Về xã hội, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo; thực hiện chính sách an sinh xã hội, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh.
Nêu những việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới.
- Đọc kĩ phần 2.Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay (SGK trang 103) để hiểu rõ về quá trình phát triển của ASEAN .
- Chỉ ra việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới.
- Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau đối với con người, văn hoá của các nước trong khu vực
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ASEAN, phát huy hiệu quả vai trò trong ASEAN.
- Tăng cường kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp đa văn hoá.
- Tham gia các tổ chức phi chính phủ và các dự án cộng đồng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK