Trình bày những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn chiến tranh từ năm 1954 đến năm 1957.
- Đọc kỹ phần 1.a) Hoàn cảnh cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957) (SGK trang 79,80)
- Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn chiến tranh từ năm 1954 đến năm 1957.
- Trên 81 vạn héc-ta ruộng đất của đế quốc và địa chủ đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia cho khoảng 2,2 triệu hộ nông dân và dân nghèo ở nông thôn.
- Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.
- Sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giải quyết cơ bản nạn đói.
- Về công nghiệp, bên cạnh việc khôi phục, mở rộng các nhà máy đã có, nhiều nhà máy mới được xây dựng trong thời kì này.
- Giao lưu hàng hoá phát triển, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Trong giao thông vận tải, đường sắt và đường ô tô được khôi phục và phát triển, đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK