Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong các giai đoạn 1965 - 1968, 1969 - 1973.
- Đọc kỹ phần 1b). Miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969-1973) (SGK trang 85) .
- Chỉ ra những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong các giai đoạn 1965 - 1968, 1969 – 1973 và thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ” và "Việt Nam hoá chiến tranh”? .
- Trong giai đoạn 1965 – 1968:
Năm 1965: Trận Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
+ 1965-1967:Đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 nhằm vào các căn cứ ở Đông Nam Bộ, khu V và cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967 với 3 cuộc
hành quân lớn "tìm diệt”, “bình định” của quân Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn
+ Năm 1968: Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vào hầu khắp các đô thị, tiến công các vị trí đầu não của địch, Mỹ buộc phải tuyên bố "phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược
- Trong giai đoạn 1969 – 1973:
+ 30/4 – 30/6/1970: Quân dân Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mỹ với quân đội Sài Gòn
+ 12/2 – 23/3/1971: Quân dân Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn
+ 30/3 - cuối 6/1972: Quân dân Việt Nam mở cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng Trị rồi phát triển ra toàn chiến trường miền Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, quân ta chọc thủng ba phòng tuyến của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân địch. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ thất bại.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK