Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Chủ đề 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Nội dung bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết điều gì về tình hình...

Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử và địa lý 9 Kết nối tri thức: Nội dung bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết điều gì về tình hình...

Hướng dẫn trả lời Mở đầu, ?mục 1, ?mục 2a, ?mục 2b; ?mục 3: 1, 2; Luyện tập: 1, 2, Vận dụng Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức - Chủ đề 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991. Trong Thư gửi Tổng thống Pháp Sác-lơ Đờ Gòn (5 – 9 – 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định...Nội dung bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết điều gì về tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Câu hỏi:

Mở đầu

Trong Thư gửi Tổng thống Pháp Sác-lơ Đờ Gòn (5 – 9 – 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ chúng tôi gồm các thành viên cộng hoà của ba xứ Việt Nam với quyết tâm bảo vệ nền độc lập Việt Nam bằng mọi biện pháp, cam kết bảo đảm an ninh, tỉnh mạng và tài sản của người nước ngoài ở toàn cõi Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng. Chúng tôi phản đối việc quân đội Pháp xâm nhập lãnh thổ Việt Nam”

Nội dung bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết điều gì về tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi thành lập (2 – 9 – 1945)? Theo em, Chính phủ cách mạng đã có những biện pháp gì để bảo vệ nền độc lập vừa giành được?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ nội dung bức Thư gửi Tổng thống Pháp Sác-lơ Đờ Gòn (5 – 9 – 1945)

- Chỉ ra những biện pháp để bảo vệ nền độc lập vừa giành được của chính phủ cách mạng

Lời giải chi tiết :

- Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hinh thế giới đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý đất nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi “thù trong, giặc ngoài”, những tàn dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ. Có thể nói, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ là “ngàn cân treo sợi tóc”

- Chính phủ cách mạng đã xây dựng và củng cố chính quyền góp phần giữ vững thành quả cách mạng.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 1

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày các biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1. Các biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng và tư liệu 1 (SGK trang 61+62).

- Chỉ ra các biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Lời giải chi tiết :

- Trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội khoá I đã đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp và Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

- Để tránh phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam một mặt chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, mặt khác kiến quyết làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng

- Sau cuộc Tổng tuyển cử, chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn

- Khối đại đoàn kết dân tộc được phát triển thông qua việc củng cố Mặt trận Việt Minh và thành lập một số đoàn thể quần chúng, đảng phái dân chủ

- Lực lượng vũ trang nhân dân cùng được phát triển gồm: đội quân chủ lực và các đội vũ trang địa phương.

- Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh, đổi thành Vệ quốc đoàn (9 – 1945) và Quân đội quốc gia Việt Nam (5 – 1946). Lực lượng dân quân tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người trên khắp cả nước


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2a

Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, hãy nêu các biện pháp để giải quyết khó khăn về kinh tế của chính quyền cách mạng.

Hướng dẫn giải :

- Chỉ ra các biện pháp để giải quyết khó khăn về kinh tế của chính quyền cách mạng.

Lời giải chi tiết :

- Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói;

kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương

- Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang”.

- Ruộng đất của đế quốc và Việt gian bị tịch thu, đem chia cho nông dân nghèo; còn ruộng đất công được chia lại theo nguyên tắc công bằng, dân chủ; các biện pháp giảm tô, thuế cho nông dân cũng được thực hiện

- Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 2b

Hãy nêu các biện pháp giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc.

Hướng dẫn giải :

- Chỉ ra các biện pháp giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc.

Lời giải chi tiết :

- Để xoá nạn mù chữ, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 3 1

Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 3.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ (SGK trang 64+65+66) .

- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ và nhận xét gì về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Việt Nam?

Lời giải chi tiết :

- Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai

- Sáng 23/9/1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược

- Đêm 23/9:

+ Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã cắt toàn bộ điện, nước

+ Trên đường phố, các chiến luỹ được dựng lên bằng bàn, ghế, giường, tủ,... để chặn bước tiến của quân Pháp

+ Các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hàng trăm xí nghiệp và công sở, kho tàng, bến bãi,... cũng bị phá huỷ, không để rơi vào tay thực dân Pháp

- Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phong trào quyên góp “Ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ” đã diễn ra rộng khắp, thanh niên nô nức tòng quân, các chi đội Nam tiến gấp rút lên đường vào Nam chiến đấu,...


Câu hỏi:

Câu hỏi (?) mục 3 2

Khai thác tư liệu 3 và thông tin trong mục, em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Việt Nam?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 3.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ (SGK trang 64+65+66) .

- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ và nhận xét gì về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Việt Nam?

Lời giải chi tiết :

- Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, quyết không để thực dân Pháp lấn tới xâm lược

- Khi chiến tranh xảy ra, nhân dân ta đã phát huy được truyền thống yêu nước, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Lập bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những biện pháp chủ yếu để giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhiệm vụ

Biện pháp

Xây dựng và củng cố chính quyền

?

Giải quyết khó khăn về kinh tế

?

Giải quyết khó khăn về văn hoá, giáo dục

?

Chống ngoại xâm

?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1,2,3 và dựa vào bảng.

- Chỉ ra những biện pháp chủ yếu để giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và từ đó giải thích vì sao Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ

Biện pháp

Xây dựng và củng cố chính quyền

- Đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại - Thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp và Chính phủ liên hiệp kháng chiến

- Chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn

- Củng cố Mặt trận Việt Minh và thành lập một số đoàn thể quần chúng, đảng phái dân chủ

- Lực lượng vũ trang nhân dân cùng được phát triển

- Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh, lực lượng dân quân tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người trên khắp cả nước

Giải quyết khó khăn về kinh tế

- Thực hiện những biện pháp trước mắt: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương

- Vận động toàn dân tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “không một tấc đất bỏ hoang”

- Ruộng đất của đế quốc và Việt gian bị tịch thu, đem chia cho nông dân nghèo; ruộng đất công được chia lại theo nguyên tắc công bằng, dân chủ; các biện pháp giảm tô, thuế cho nông dân cũng được thực hiện

- Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”

Giải quyết khó khăn về văn hoá, giáo dục

- Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước

Chống ngoại xâm

- Cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược

- Nhân dân Nam Bộ đồng lòng kháng chiến

- Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phong trào quyên góp “Ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ” đã diễn ra rộng khắp, thanh niên nô nức tòng quân, các chi đội Nam tiến gấp rút lên đường vào Nam chiến đấu,...


Câu hỏi:

Luyện tập 2

. Từ kết quả câu trả lời 1, hãy giải thích vì sao Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1,2,3 và dựa vào bảng.

- Chỉ ra những biện pháp chủ yếu để giải quyết khó khăn của đất nước trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và từ đó giải thích vì sao Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Lời giải chi tiết :

- Vì Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân

- Nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước là quản lý và điều hành đất nước. Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình để phục vụ cho lợi ích của dân tộc ta.


Câu hỏi:

Vận dụng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? Là một học sinh, em có thể làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

Hướng dẫn giải :

-Từ bài học và câu nói của : Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

-Nêu suy nghĩ về câu nói và Là một học sinh, em có thể làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

Lời giải chi tiết :

- “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nêu lên tầm quan trọng của tri thức, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu.

- Là một học sinh, để góp phần xây dựng đất nước em phải:

+ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.

+ Chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong học tập và lao động.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK