Trong những thập kỉ đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam tiếp tục rơi vào "tình hình đen tối như không có đường ra”. Hãy nêu những hiểu biết của em về hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930. Theo em, vì sao phong trào dân tộc dân chủ ở giai đoạn này dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công?
-Tìm hiểu qua sách báo và internet về phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam tiếp tục rơi vào "tình hình đen tối như không có đường ra” trong những thập kỉ đầu thế kỉ XX .
- Chỉ ra những hiểu biết của em về hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930. Theo em, vì sao phong trào dân tộc dân chủ ở giai đoạn này dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công?
* Một số hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ 1918 – 1929:
- Hoạt động đấu tranh của tư sản dân tộc:
+ Năm 1919, tổ chức cuộc vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
+ Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu gạo Nam kỳ.
+ Năm 1923, thành lập Đảng Lập hiến.
- Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản:
+ Lập các tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ....
+ Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người Nhà quê...
+ Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ, như: Nam Đồng thư xã, Quan hải tùng thư,…
- Hoạt động đấu tranh của công nhân:
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công.
* Nguyên nhân chủ yếu khiến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1918 – 1930 dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công là do: cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK