Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Đọc kỹ phần 3.Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (SGK trang 12+13) .
- Chỉ ra những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
* Những nét lớn về tình hình chính trị:
- Về đối nội:
+Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Đảng Cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhận, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ…
+ Năm 1930, Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội Mỹ.
* Về đối ngoại:
+Trong những năm 20 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô (châu Mỹ của người châu Mỹ) để bành trướng, thậm chí can thiệp về quân sự khi cần thiết đối với khu vực Mỹ La-tinh.
+ Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” đối với các nước Mỹ La-tinh.
* Những nét lớn về sự phát triển kinh tế
-Trong những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ bước vào thời kì phát triển “hoàng kim”:
-Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan ra các lĩnh vực khác, khiến nền kinh tế-tài chính Mỹ sa sút.
-Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới
-Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK